Thursday, January 10, 2019

Cách làm 22 món ngon hấp dẫn và xanh mướt với lá dứa (lá nếp)

Lá dứa còn có một số tên khác là lá nếp, lá dứa thơm, lá cây cơm nếp. Lá dứa có nhiều tác dụng, vừa trị bệnh vừa làm nguyên liệu để nấu một số món ăn rất thơm ngon và có màu xanh bắt mắt.


1. Bánh mì nhân kem trứng lá dứa 

2. Custard lá dứa 
Nguyên liệu:
400ml nước cốt dừa
150g đường nâu
2 quả trứng
8 lá dứa
2 thìa súp bột ngô
1/4 thìa cafe muối

Cách làm:
Bước 1: Lá dứa rửa sạch cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lọc lấy khoảng 20ml nước cốt.
Bước 2: Cho trứng vào tô đánh tan. Trộn đều đường, bột ngô, muối sau đó đổ vào hỗn hợp trứng trộn kỹ.
Bước 3: Tiếp đó cho nước cốt dừa vào trộn đều.
Bước 4: Cho hỗn hợp trứng lên bếp, đun ở lửa nhỏ vừa nấu vừa khuấy đều tay để không bị bén.
Bước 5: Khi hỗn hợp custard bắt đầu sánh lại thì từ từ đổ lá dứa vào, khuấy đều.
Bước 6: Nấu cho tới khi custard sôi kỹ thì tắt bếp.
Chuẩn bị sẵn hũ thủy tinh sạch, khô ráo sau đó đổ custard lá dứa vào, đợi nguội hoàn toàn thì đem cất ngăn mát tủ lạnh. Custard lá dứa vô cùng thơm ngon khi bạn phết vào bánh mì để ăn kèm đấy nhé!

3. Bánh da lợn lá dứa

4. Bánh bò nướng lá dứa 


5. Bánh bột báng lá dứa kiểu Thái 

6. Bánh bông lan lá dứa 

7. Bánh xu xê

8. Chè củ sắn lá nếp 
Nguyên liệu:
- 1 củ sắn khoảng 300g
- 1 bó lá nếp (lá dứa)
- 2 thìa canh bột nếp
- 1/4 bát con đường cát trắng
- Một ít muối
- 1 thìa canh hạt trân châu nhỏ (bột báng)
- Lạc rang vàng
- Một ít dừa bào sợi
- 200ml nước cốt dừa.

Cách làm:
Bước 1: Lá nếp rửa sạch, cắt khúc, cho vào máy sinh tố xay thật mịn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Ngâm hạt trân châu nhỏ vào bát nước lạnh khoảng 15 phút đến khi trân châu nở, đổ ra rổ cho ráo nước.
Bước 2: Củ sắn gọt vỏ, cắt làm đôi, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít muối từ 6 đến 7 tiếng. Sau đó bào sắn thật mịn, dùng tay vắt ráo nước.
Bước 3: Trộn lẫn nước cốt lá nếp, một nửa phần đường, muối và bột nếp vào âu củ sắn.
Bước 4: Trộn đều hỗn hợp củ sắn và vo thành từng viên tròn đều nhau.
Bước 5: Cho nước cốt dừa, thêm một ít nước lọc và nửa phần đường còn lại vào đun sôi.
Bước 6: Cho những viên củ sắn và hạt trân châu vào nồi đun cùng, đến khi những hạt trân châu nổi trong và củ sắn chín, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, thêm vani, tắt bếp, múc ra bát bên trên rắc một ít lạc rang và dừa bào, dùng nóng.

9. Bánh đúc lá dứa 

10. Chè dừa non thạch lá nếp

11. Mứt dừa lá nếp 

12. Quẩy churros lá dứa

13. Sữa chua thạch lá nếp 
Nguyên liệu: 
1 lít sữa tươi không đường
1 hộp sữa đặc
1 hộp sữa chua cái
Lá dứa
1 gói bột thạch rau câu con cá dẻo

Cách làm: 
- Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước lọc xay nhuyễn.
- Dùng rây lọc bỏ bã giữ lại 200ml nước cốt lá dứa.
- Đổ 1 lít nước vào nồi đun sôi. Đổ bột rau câu vào rây, rắc nhẹ đồng thời khuấy đều tay để bột thạch rau câu không bị vón cục.
- Khi bột thạch rau câu tan hết, bạn đổ từ từ 200ml nước cốt lá dứa vào nồi rau câu khuấy đều.
- Đổ rau câu ra khuôn để nguội cho rau câu đông lại.
- Tiếp theo, bạn đổ 1 lít sữa tươi không đường vào nồi đun sôi lăn tăn thì tắt bếp.
- Cho 200g sữa đặc vào nồi sữa tươi khuấy đều cho tan hết.
- Tiếp tục đổ hộp sữa chua cái vào nồi khuấy đều.
- Đổ sữa chua vào hộp có nắp đậy kín, xếp miếng vải hoặc áo bỏ đi loại dày vào thùng xốp, đặt hộp sữa chua vào trong, phủ tiếp một lớp vải lên trên, sau đó đậy nắp hộp lại. Ủ sữa chua khoảng 8 tiếng. Mình để từ 9h tối tới 5h sáng hôm sau.
- Khi rau câu đông lại, đổ rau câu ra thớt cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Múc sữa chua vào cốc, thêm thạch rau câu, sữa đặc và nước cốt dừa vào ăn cùng.

14. Rau câu lá dứa cà phê 
Nguyên liệu:
- 240 ml nước cốt dừa, 240 ml nước lọc, 113 g đường cát, 1 thìa cà phê bột rau câu loại giòn
- 1 bó lá dứa, 500 ml nước lọc, 1 thìa cà phê bột rau câu loại giòn, 113 g đường cát
- 120 ml cà phê đậm, 360 ml nước lọc, 1 thìa cà phê bột rau câu loại giòn, 113 gram đường cát (có thể cho thêm đường nếu muốn ngọt hơn)

Cách làm:
Lớp dừa:
- Cho bột rau câu vào nồi cùng với nước, khuấy tan và ngâm 15 phút.
- Bắt lên bếp nấu cùng với đường cho tan, nhớ hớt bọt đến khi thấy rau câu đã tan thì cho nước cốt dừa vào. Để lửa rất nhỏ.

Lớp lá dứa:
- Cho lá dứa vào máy xay cùng với nước. Lọc lấy nước đúng 480 ml.
- Cho nước lá dứa đã lọc vào nồi cùng bột rau câu, khuấy tan và cũng ngâm 15 phút
- Bắt lên bếp cùng với đường, nấu cho tan và nhớ hớt bọt. Để lửa nhỏ

Lớp cà phê:
- Cho lượng nước ở trên vào nồi cùng bột rau câu. Khuấy tan và ngâm 15 phút
- Bắc lên bếp, cho đường vào nấu cho tan và cho lượng nước cà phê vào. Nhớ hớt bọt, để nhỏ lửa.

* Nấu xong, lấy khuôn sạch. Đổ từng lớp vào khuôn. Đợi cho đông se mặt thì lấy tăm xăm mặt vừa mới đông. Cứ từng lớp đổ cho đến hết. Đợi khuôn nguội, bỏ vào tủ lạnh.

15. Thạch lá dứa cốt dừa 
Nguyên liệu: 
- Rau câu dẻo
- Lá dứa
- Dừa
- Đường, sữa.

Cách làm:
- Dừa nạo cho ít nước vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho khoảng 1/2 lít nước vào vắt lấy lần 2 để riêng.
- Cho 10 gr rau câu dẻo trộn với 200 gr đường cho vào nước dừa lần hai ngâm 40 phút.
- Lá dứa khoảng 50 gr xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lọc lấy nước. Cho 5 gr rau câu dẻo với 100 gr đường vào nước lá dứa ngâm 20 phút.
- Cho nước lá dứa với rau câu lên bếp nấu, khuấy đều đến khi sôi nấu thêm vài phút là được, cho ra khay hoặc hộp. Để thạch nguội và cứng, cắt nhỏ thạch ra, để tủ mát.
- Cho nước dừa với rau câu đã ngâm cho lên bếp nấu và khuấy đều đến khi sôi cho thêm 1-2 thìa canh sữa đặc, nước cốt dừa vào khuấy đều và nấu thêm vài phút. Cho ra khuôn, cho thạch lá dứa đã cắt nhỏ vào, để thạch đông cho vào ngăn mát.

16. Thạch lá nếp sữa tươi 
Nguyên liệu:
- Phần nguyên liệu thạch màu xanh: 1 bó lá nếp (lá dứa), 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml nước lạnh, 1/4 bát con đường cát trắng.
- Phần nguyên liệu thạch màu trắng: 1 thìa nhỏ bột rau câu, 400ml sữa tươi không đường, 1/4 bát con đường cát trắng. Nếu muốn dùng thạch có vị béo hơn bạn có thể pha một nửa phần nước cốt dừa và một nửa là sữa tươi.

Cách làm:
Bước 1: Lá nếp rửa sạch, cắt khúc ngắn.
Bước 2: Cho lá nếp vào máy sinh tố, xay nhuyễn với 200ml nước lọc, xay thật mịn.
Bước 3: Lọc bỏ bã, giữ lấy nước cốt lá nếp màu xanh.
Bước 4: Tiếp theo thêm rau câu, đường, và 200ml nước lạnh còn lại và phần nước cốt lá nếp, hòa cho tan, dùng muôi khuấy đều để bột rau câu tan, để bột nghỉ khoảng 15 phút.
Bước 5: Đặt nồi lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy liên tục để râu câu và đường tan hoàn toàn.
Bước 6: Hòa tan đường, sữa tươi, bột rau câu vào nồi nhỏ, để yên khoảng 15 phút sau đó đặt nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy để bột rau câu tan hoàn toàn.
Bước 7: Tiếp theo dùng muôi múc một ít phần bột rau câu màu trắng vào cốc hay bát nhỏ. Sau đó đợi phần rau câu màu trắng đông se mặt, bạn chế từ từ phần rau câu màu xanh lá nếp, tiếp tục đợi phần rau câu màu xanh đông se mặt bạn chế tiếp phần màu trắng, làm cho hết phần rau câu và nhiều lớp tùy theo sở thích của bạn.
Bước 8: Trong quá trình pha màu, nếu phần màu xanh hay màu trắng trắng ở nồi bị đông, bạn bắt lên bếp, khuấy lửa nhỏ rau câu từ từ tan ra. Đợi rau câu nguội hoàn toàn bạn cho cốc rau câu vào tủ lạnh từ 2-3 tiếng đến khi rau câu đông cứng, lấy ra dùng lạnh.

17. Thạch lá dứa 
Nguyên liệu:
3 thìa cafe bột rau câu con cá dẻo
6 thìa súp đường
8 lá dứa
200ml nước cốt dừa
500ml nước lọc
1 chút muối

Cách làm:
Bước 1: Trộn đều đường, muối và bột rau câu với nhau.
Bước 2: Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với 500ml nước. Sau đó lọc lấy nước cốt.
Bước 3: Cho lá dứa vào nồi, bật bếp ở lửa vừa, đổ nước cốt dừa vào, vừa đổ vừa khuấy đều.
Bước 4: Khi nồi nước lá dứa cốt dừa bắt đầu bột hơi thì từ từ cho phần hỗn hợp đường bột thạch đã trộn vào, vừa cho vừa khuấy đều.
Bước 5: Khi nồi thạch dừa lá dừa sôi bùng lên thì tắt bếp ngay.
Bước 6: Đổ thạch ra hộp, đợi nguội rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ là có thể dùng được.
Khi ăn cắt thạch lá dứa thành từng miếng vừa miệng rồi thưởng thức. Thông thường bạn thường hay làm 2 lớp thạch để có cả màu xanh và màu trắng nhưng nếu bạn "mạnh dạn" nấu trực tiếp thế này, để cho phần lá dứa kết tủa lên trên thì bạn sẽ có 2 lớp thạch với 2 màu tách biệt. Chất lượng thạch vẫn ngon mà thời gian chế biến lại nhanh hơn rất nhiều.

18. Thạch rau câu lá dứa cốt dừa

19. Xôi lá dứa nước cốt dừa kiểu Thái 

20. Xôi lá dứa 
Nguyên liệu:
- 2 bát con gạo nếp
- Vài lá nếp (lá dứa)
- 1 thìa súp đường
- 1 thìa nhỏ muối
- Dừa tươi bào vụn
- Lạc, vừng (mè trắng) rang chín.

Cách làm:
- Lá nếp cắt thành từng khúc ngắn.
- Đổ lá nếp vào máy sinh tố xay nhuyễn với nước lạnh. Lọc lấy nước cốt lá nếp, bỏ bã lá đi.
- Hòa tan nước cốt lá nếp với khoảng 2 lít nước lạnh, đổ nếp vào ngâm qua đêm. Khi ngâm bạn nhớ thêm vào một thìa nhỏ muối.
- Hôm sau đổ nếp ra rổ cho ráo nước. Đổ nếp vào chõ hấp xôi. Hấp chín, thỉnh thoảng dùng đũa xới đều. Thêm đường (tùy theo sở thích của bạn).
- Lạc, vừng rang chín, giã nhỏ.
- Múc xôi ra bát, bên trên thêm dừa vụn bào sợi và múc ít lạc, vừng đổ lên trên. Dùng nóng.

21. Ba chỉ cuốn lá nếp 
Nguyên liệu:
- 400g thịt ba chỉ
- Lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
- Muối, đường, nước mắm, ngũ vị hương, tỏi.

Cách làm:
Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát vừa ăn, bạn không nên thái dày vì khi nướng thịt lâu chín. Cho thịt ba chỉ vào bát lớn, thêm vào nửa thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, một ít ngũ vị hương, một thìa nhỏ đường, tỏi đập dập, trộn đều, ướp khoảng 1 tiếng.
Bước 2: Lá nếp rửa sạch, cắt làm đôi, để ráo.
Bước 3: Dùng tay sạch, đặt một miếng thịt ba chỉ lên lá nếp, cuốn tròn lại vài vòng, làm cho hết phần thịt và lá nếp.
Bước 4: Đặt thịt lên vỉ nướng, thỉnh thoảng trở đều để thịt chín đều, nướng đến khi lá nếp bên ngoài cháy xém thì gắp thịt ra đĩa. Nếu không có than hoa, bạn có thể nướng thịt ở lò nướng nhiệt độ 180 độ C từ 12 đến 20 phút, thỉnh thoảng trở miếng thịt để miếng thịt chín đều. Thịt chín, lấy ra dùng nóng.

22. Gà cuốn lá nếp 
Nguyên liệu: 
300g thịt gà đã lọc xương
1 bó lá nếp
Nước cốt dừa, hành khô, tỏi, đường, nước mắm, gia vị, dầu ăn

Cách làm: 
- Thịt gà rửa sạch cắt miếng vuông cỡ 3cm.
- Ướp thịt với 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước cốt dừa, ½ thìa café gia vị, 1 thìa café đường, tỏi, hành khô băm nhỏ, 1 chút dầu ăn rồi bọc kín để ngăn mát tủ lạnh 4 giờ.
- Lá nếp rửa sạch, để ráo nước, lấy phần ngọn lá cho dễ cuốn.
- Trải lá nếp ra, cuộn gà vào rồi cố định bằng tăm.
- Sau đó bạn có thể đem rán vàng hoặc nướng ở 200 độ C trong 15 – 20 phút.
- Nếu rán thì sau khi rán vớt ra giấy cho ráo dầu rồi bày lên đĩa và thưởng thức, có thể chấm tương ớt tùy thích.
- Gà cuốn lá nếp là món ăn rất đơn giản, dễ thực hiện và rất thơm ngon. Thịt gà mềm, ngọt, thơm nhẹ mùi lá nếp tạo nên một hương vị rất hấp dẫn. Nếu phần ức gà luôn bị các thành viên trong gia đình không hào hứng thì để dành làm món này rất hiệu quả, thịt không còn khô nữa mà thay vào đó là vị mềm ngọt đến khó tả.


Girlandlittlething
(Sưu tầm)

0 comments :