Tuesday, September 20, 2016

Cách làm 35 món Hàn ngon cho bạn thoả sức trổ tài

Bạn yêu thích các món ăn của xứ sở kim chi? Hay đang tìm hiểu những món ăn nước ngoài để thay đổi và làm mới thực đơn cho gia đình mình? Đừng bỏ lỡ 35 món Hàn ngon "tuyệt cú mèo" này nhé!


1. Kimbap
a. Kimbap truyền thống
Nguyên liệu:
- 1 gói lá rong biển.
- 1/2 lon gạo nấu cơm, dùng loại gạo hạt ngắn. Để làm món này, cơm không nên nấu quá khô, cũng không quá nhão, vừa đủ để các hạt cơm không dính bết lại với nhau. Cơm sau khi nấu chín, để nguội một lát rồi trộn đều với dầu vừng và ít muối.
- 2 củ cà rốt: gọt vỏ, cắt sợi dài. Đun sôi nước với ít muối, cho cà rốt vào trần qua khoảng 1 phút thì vớt ra.
- 2 trái dưa leo: rửa sạch, cắt sợi dài.
- Trứng chiên cắt sợi dài. Nên chiên miếng dày một chút để có thể cắt thành sợi dài cạnh vuông đẹp mắt.
- Xúc xích cắt sợi.
- Nếu không có tấm tre thì có thể dùng giấy nhôm, loại dùng cho nấu nướng trong gia đình để gói.

Cách làm:
- Trải tấm tre lên mặt thớt, đặt một tấm lá rong biển lên trên. Lưu ý, để mặt ráp của lá ngửa lên trên, mặt nhẵn ở dưới. Mặt ráp sẽ giúp cơm dính chắc hơn vào lá rong biển.
Cuộn kimbap
- Trải đều cơm đến khoảng 2/3 lá, chừa một đoạn đầu tiên, chú ý lớp cơm không nên rải quá dày, khi cuộn kimbap sẽ quá to. Trên lá rong biển có những vạch ngang song song, dùng những vạch này để làm mốc giới hạn trét cơm cho thẳng.
- Sau khi dàn cơm xong, xếp từng sợi nguyên liệu lên trên, dàn cho hết chiều ngang của tấm rong biển.
- Vừa giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển.
- Khi cắt cuộn kimbap thì nên dùng dao thật sắc, cắt thành những khoanh có độ dày khoảng 1 - 1,5 cm.

b. Kimbap chiên:
 Nguyên liệu:
- Lá rong biển
- Cơm nóng (nấu hơi nát một chút)
- Xúc xích: 2 cái
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Dưa chuột: 1 quả
- Trứng gà: 2 quả
- Bột chiên xù: đập nhỏ
- Một chút bột canh
- Dầu vừng
- Mành tre để cuốn.

Cách làm:
- Nấu cơm, khi nấu thêm một chút bột canh. Hạt cơm sau khi nấu không được quá dính vào nhau, tròn trắng. Khi cơm chín, cho cơm bớt nóng thì trộn chút dầu vừng
- Xúc xích cho vào nồi cơm hấp cùng cho chín (có thể chiên xúc xích).
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cùng dưa chuột.
- Cà rốt, dưa chuột thái sợi dài 8-10 cm.
- Trải tấm tre lên mặt thớt, đặt một tấm lá rong biển lên trên.
- Trải đều cơm đến khoảng 2/3 lá, chừa một đoạn, chú ý lớp cơm không nên trải quá dày, khi cuộn kimbap sẽ quá to.
- Sau khi dàn cơm xong, xếp từng sợi nguyên liệu lên trên, dàn cho hết chiều ngang của tấm rong biển, giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển.
- Đập 2 quả trứng ra bát tô, dùng máy đánh trứng đánh bông.
- Cho bột chiên xù ra đĩa. Sau đó lăn từng miếng cơm cuộn đã nhúng qua trứng gà trên mặt bột chiên xù để bột chiên bám lên lớp vỏ lá rong biển.
- Đổ ngập dầu trong chảo rồi sau đó bật bếp cho dầu ăn nóng. Sau đó cho cơm cuộn đã được lăn đều qua bột chiên xù vào chảo chiên chín vàng vỏ lên.
- Kimbap chiên ăn cùng với tương cà rất ngon.

c. Kimbap bánh nướng:  

2. Canh kim chi
 Nguyên liệu:
- 2 bát kim chi
- 120g thịt ba chỉ ngon (ít mỡ)
- 1-3 muỗng cà phê bột ớt Hàn Quốc; 1 muỗng cà phê tỏi băm; ½ muỗng cà phê gừng băm; ½ chén nước từ kim chi; 2 chén nước (500ml); 2 bìa đậu phụ; 2 nhánh hành lá
- Muối và hạt tiêu vừa ăn

Cách làm:
Bước 1: Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Đậu thái miếng có độ dày 1.75cm. Hành lá cắt khúc.
Bước 2: Trong một nồi, cho kim chi và thịt lợn, bột ớt, tỏi, gừng vào đun với lửa cho khi kim chi mềm, thịt lợn gần chín (khoảng 10 phút). Thêm nước ép kim chi và nước vào. Giảm nhiệt, đun sôi trong 20 phút, thêm nước nếu cần thiết.
Bước 3: Thêm đậu và hành lá vào, cùng muối và hạt tiêu vừa đủ. Kim chi cũng hơi mặn do đó muối chỉ nên cho vừa phải. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Cho canh kim chi ra bát và thưởng thức!

3. Canh rong biển
 Nguyên liệu (cho 3-4 người ăn):
- 35gr rong biển khô
- 70gr thịt bò thái mỏng
- 3 tép tỏi băm nhỏ
- 3 thìa nước tương
- 1 thìa dầu mè Hàn Quốc
- 4 chén nước
- 1/2 thìa dầu mè và ít hạt tiêu để tẩm với thịt bò.

Cách làm:
- Ngâm rong biển khô vào nước lạnh trong 5 phút
- Rửa rong biển bằng nước sạch rồi cắt với độ dài bằng ngón tay.
- Ướp thịt bò với 1/2 thìa dầu mè và hạt tiêu.
- Bắc chảo lên bếp và để chảo nóng trong khoảng 30 giây.
- Bỏ 1 thìa dầu mè, rong biển, thịt bò vào chảo và đảo đều.
- Thêm nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa cho đến khi thịt và rong biển chín (trong khoảng từ 5-10 phút.)
- Thêm nước tương, tỏi và đun sôi thêm 2 phút nữa.
- Điều chỉnh gia vị sao cho hợp với khẩu vị của bạn.

Lưu ý: Trong quá trình chế biến, bạn có thể xào thịt bò chín tái rồi mới cho rong biển vào.

4. Cơm trộn
 Nguyên liệu:
- Gạo, nên pha gạo nếp và gạo tẻ theo tỉ lệ 1:3 để cơm dẻo hơn
- Thịt bò hoặc thịt lợn tùy theo sở thích
- Các loại rau như dưa chuột, cà rốt, nấm kim châm, giá đỗ
- Dầu ăn
- Tương ớt Hàn Quốc (Chili pepper paste). Bạn có thể mua ở siêu thị hoặc bạn có thể sử dụng tương ớt bình thường nhưng sẽ kém ngon hơn
- Sốt Gochujang (bạn có thể mua tại siêu thị Unimart, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội hoặc các cửa hàng bán đồ thực phẩm Hàn Quốc)

Cách làm:
- Nấu cơm bằng gạo tẻ trộn gạo nếp.
- Thịt bò hoặc thịt lợn băm nhỏ.
- Luộc sơ qua giá đỗ.
- Cắt nhỏ các loại rau như dưa chuột, cà rốt.
- Nấm kim châm cắt bỏ chân, rửa sạch, tách nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo, cho dầu ăn vào đun sôi. Tiếp đến cho thịt bò hoặc thịt lợn vào đảo nhanh, nêm nếm xì dầu rồi bắc ra.
- Xào cà rốt tới khi gần chín thì cho dưa chuột vào xào cùng, nêm xì dầu rồi bắc ra.
- Xào nấm kim châm với xì dầu.
- Giá cũng đem xào qua, cho thêm 1 chút muối và cũng nêm xì dầu.
- Ốp lết 2 quả trứng cho chín tới.
- Cho cơm nóng mới nấu vào một chiếc nồi giữ nhiệt hoặc loại nồi dùng để nấu lẩu một người, làm như vậy giúp giữ nóng cơm và thức ăn.
- Cho các nguyên liệu đã xào lên trên cơm, chính giữa để 2 trứng ốp la.
- Khi ăn, cho tương ớt Hàn Quốc và sốt Gochujang vào trộn đều. Các bạn nên trộn tới đâu, ăn luôn tới đó. Nếu đã trộn rồi mà ăn không hết, để lại thì cơm sẽ bị nhão và kém ngon.

5. Kim chi (xem thêm cách làm các loại kim chi khác ở đây)
 Nguyên liệu:
- Cải thảo
- 1 củ cải
- 1/2 quả táo mèo loại giòn, nhỏ
- 1/2 quả lê
- 1 củ hành tây
- 1 củ tỏi
- Hành tươi. Ngoài ra bạn có thể thêm hẹ nếu thích
- Ớt bột Hàn Quốc hoặc ớt bột Ấn Độ (loại cay và có màu đỏ đẹp)
- Muối, gia vị

Cách làm:
- Rửa sạch cải thảo, chẻ cây cải thảo làm bốn.
- Ngâm cải thảo với nước muối nhạt trong khoảng 30 phút để cải mềm và ngấm muối.
- Gọt lê, táo, củ cải.
- Băm lê, táo, hành tây thành những viên nhỏ.
- Thái hành, củ cải thành các sợi nhỏ.
- Trộn tất cả chỗ nguyên liệu vừa băm và thái với 1/4 bát con ớt bột, 1/6 bát nước mắm và 1/6 bát đường.
- Trộn đều hỗn hợp, nếm thử thấy vị mặn ngọt là được.
- Sau 30 phút ngâm, mang cải thảo ra rửa sạch 2 lần, để ráo nước.
- Trải dài cải thảo ra mâm, rồi xát hỗn hợp muối ớt, lê, táo lên từng lớp lá của cải thảo.
- Sau đó, cuộn tròn cải thảo và để ngâm trong hỗn hợp muối ớt còn thừa trong khoảng 1 tiếng.
- Xếp cải thảo vào hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa to, để trong ngăn mát tủ lạnh cho ngấm khoảng 2 ngày là ăn được.

6. Miến trộn
 Nguyên liệu:
- 300g thịt bò mềm, có thể dùng thịt lợn
- Nửa củ hành tây
- Nửa củ cà rốt
- 1 mớ rau bó xôi
- Nửa gói miến Hàn
- 1 thìa canh nước tương
- 1 thìa nhỏ đường
- Nửa thìa nhỏ hạt nêm Hàn, có thể thay bằng hạt nêm bình thường
- 1 thìa canh vừng (mè) rang chín
- 1/2 thìa canh dầu mè nguyên chất màu đen, có thể thay bằng xì dầu.
- 1 thìa canh tỏi bằm
- Dầu ăn.

Cách làm:
- Thịt bò thái lát mỏng, trộn vào thịt bò nửa thìa nhỏ muối, chút hạt tiêu và nửa thìa nhỏ dầu mè.
- Cà rốt, hành tây, rau bó xôi cắt khúc ngắn bằng ngón tay, tất cả rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Cà rốt cắt thành sợi nhỏ, hành tây bổ múi cau hoặc cắt khúc ngắn.
- Đun nồi nước sôi, đổ vào một thìa nhỏ dầu ăn, cho rau bó xôi vào chần sơ, xả lại ngay với nước lạnh, để lên rổ cho ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng, đổ vào một thìa nhỏ dầu ăn, đổ hành tây vào xào, thêm cà rốt vào xào cùng từ 2 - 3 phút, nêm vào chút muối, cà rốt vừa chín tới.
- Dùng chảo đó, cho tỏi vào phi thơm, đổ thịt bò vào xào, nhanh tay và lửa lớn để thịt không bị dai.
- Miến luộc chín tới trong nước sôi chừng 5 phút cho miến mềm, nở tròn, ăn thử thấy sợi miến đủ mềm, đổ ra rổ cho ráo nước.
- Cho tất cả thịt bò, rau bó xôi, cà rốt, hành tây vào thố lớn, nêm vào nước tương, đường, hạt nêm, vừng rang vàng, dầu mè vào hỗn hợp, trộn đều, gia giảm theo ý thích. Món này thường có vị hơi ngọt.
- Bày ra đĩa và rắc thêm vừng rang vàng lên trên để trang trí. Không cần ăn kèm với gia vị thêm nữa, có thể chuẩn bị từ sớm, trộn rồi để đó, ăn nguội mới đúng kiểu.

7. Bánh xèo
 Nguyên liệu:
- 50g bột mỳ
- 50g bột chiên giòn, bạn có thể mua tại các siêu thị Hàn hoặc dùng bột chiên giòn của Việt Nam
- 100ml nước lọc
- 1 quả trứng gà
- 100g tôm
- 100g mực hay sò, nghêu tùy theo sở thích của bạn
- 1 thìa nhỏ bột mỳ
- Muối, hành lá, dầu ăn, nước tương (xì dầu), đường, giấm.

Cách làm:
- Hành lá cắt thành từng khúc ngắn.
- Trộn vào hành lá một thìa nhỏ bột mỳ.
- Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, cắt tôm thành từng khúc ngắn.
- Mực cắt thành từng khúc ngắn, bạn có thể thay mực bằng sò hay nghêu.
- Pha hai thìa nhỏ nước tương, một thìa đường, một thìa giấm.
- Trộn lẫn hỗn bột mỳ và bột chiên giòn vào thố, đổ từ từ nước lọc vào, hỗn hợp bột sẽ hơi sền sệt. Nêm vào chút xíu muối.
- Quậy đều hỗn hợp bột, tùy theo mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Nếu bột đặc bạn thêm vào tí nước lọc, nếu bột lỏng bạn thêm vào ít bột mỳ.
- Thêm hải sản tôm, mực, một quả trứng gà vào, trộn đều.
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hành lá vào, dàn đều hành khắp mặt chảo.
- Tiếp tục đổ hỗn hợp bột vào chảo, đậy kín nắp, lửa thật nhỏ đun tầm từ 15 - 20 phút thì lật lại mặt bánh phía dưới lên trên để mặt trên vàng đều.
- Bánh vàng đều hai mặt, đổ ra đĩa dùng nóng với nước tương đã pha. Nếu thích ăn cay bạn có thể thêm ớt bột.

8. Thịt bò nướng
 Nguyên liệu:
- 600g thịt thăn bò
- 70g nước ép lê (140g lê)

Gia vị ướp:
- 90g (5 muỗng canh) nước tương
- 36g (3 muỗng canh) đường
- 21g (1 muỗng canh) mật ong
- 28g (2 muỗng canh) hành baro sắt nhuyễn
- 16g (1 muỗng canh) tỏi băm
- 16g (1 muỗng canh) nước ép gừng
- 6g (1 muỗng canh) muối mè
- 0,5g (1/5 muỗng canh) tiêu xay
- 26g (2 muỗng canh) dầu mè
- 2g (1 muỗng cà phê) bột hạt thông
- 13g (1 muỗng canh) dầu ăn

Chuẩn bị:
- Làm sạch tiết bò bằng vải cotton, lọc bỏ mỡ và gân (500g), thái thành miếng rộng 5 cm - dài 7 cm và dày 0,3-0,5 cm theo chiều ngược với đường thớ thịt. Ấn nhẹ dao khía lên thịt và ướp với nước lê 10 phút.
- Trộn gia vị để ướp.
- Tỉa và rửa rau diếp dưới vòi nước lạnh.

Cách làm:
- Cho gia vị ướp vào thịt bò, trộn đều đến khi gia vị tản đều miếng thịt. Để thấm 30 phút.
- Làm nóng vỉ nướng với dầu đã thoa đều. Cho từng miếng thịt bò lên vỉ, nướng 3 phút, sau đó lật lại nướng mặt trên 2 phút nữa. Để vỉ cách lửa 15 cm để thịt không bị cháy.
- Rắc bột hạt thông và dùng với rau diếp.

9. Cải xoong trộn
 Nguyên liệu:
-1 kg cải xoong
- Muối, tiêu, đường
- Dầu mè thơm, mè/vừng rang.

Cách làm:
- Cải xoong rửa sạch, cho ra rổ để ráo.
- Đun nồi nước sôi cùng với một chút muối rồi cho cải vào luộc chín tới, sau đó đổ ra rổ xả qua nước lạnh rồi vắt thật ráo nước.
- Cho cải đã vắt ráo vào tô trộn rồi thêm gia vị gồm: muối, đường, tiêu và dầu mè thơm, đeo găng tay ni lon rồi trộn cho thật đều, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
- Cuối cùng cho mè rang vàng vào trộn đều là được.

10. Cơm gói rau diếp
 Nguyên liệu:
- Gạo hoặc cơm đã nấu chín
- 500gr rau diếp
- 80gr thịt dăm bông hoặc xúc xích
- Quả ôliu giã nhỏ
- Vừng

Cách làm: 
Bước 1: Nấu nồi cơm dẻo và không quá dính.
Bước 2: Rau diếp chọn những lá to, lành lặn, nhặt và rửa sạch. Thịt dăm bông hoặc xúc xích thái nhỏ miếng vuông.
Bước 3:Trải thẳng lá rau diếp ra này, cho một thìa cơm lên trên.
Bước 4: Tiếp theo, cho ít ôliu giã nhỏ lên trên cơm, rồi đến dăm bông, rắc thêm ít vừng nữa gói kín lại và măm thôi.

11. Mỳ tương đen
 Nguyên liệu:
- Mỳ jajangmyeon Hàn Quốc
- 225g thịt ba chỉ, cắt miếng lập phương có kích cỡ 1,25 cm.
- 1 chén củ cải Hàn Quốc, xắt miếng lập phương có kích cỡ 1,25cm.
- 2 chén bí ngồi, cũng xắt miếng lập phương có kích cỡ 1,25cm.
- 1 chén khoai tây, gọt vỏ và xắt miếng lập phương có kích cỡ 1,25cm.
- 1 ½ chén hành tây
- 3 muỗng canh dầu thực vật
- ¼ chén và 1 muỗng canh xốt đậu tương đen
- 2 muỗng canh tinh bột khoai tây, hòa với ½ chén nước và 1 thìa đường trong một bát nhỏ, để sang bên.
- 1 muỗng cà phê dầu vừng
- ½ chén dưa chuột, bào sợi mỏng như que diêm để trang trí
- Nước

Cách làm:
Làm xốt jjajang:
- Cho một muỗng cà phê dầu thực vật và chảo, cho thịt vào chiên cho đến khi thịt có màu vàng nâu (từ 4 – 5 phút). Gạn bỏ phần mỡ heo chảy ra từ thịt.
- Thêm củ cải vào xào trong 1 phút. Thêm khoai tây, hành và bí ngồi và tiếp tục xào trong 3 phút cho đến khi khoai tây trông trong hơn.
- Dùng muôi gỗ gạt các nguyên liệu trong chảo ra xung quanh để tạo một khoảng trống ở giữa, sau đó thêm 2 muỗng canh dầu thực vật vào giữa chảo, rồi thêm ¼ chén xốt đậu tương đen vào rồi khuấy đều trong 1 phút. Sau đó trộn tất cả lên và tiếp tục khuấy đều.
- Thêm 2 chén nước vào chảo rồi đậy vung chảo, nấu hỗn hợp trong 10 phút.
- Hòa tinh bột khoai tây với 1/4 chén nước, 1 muỗng cà phê đường. Mở vung, nếm thử khoai tây hoặc củ cải, nếu chúng chín, cho tinh bột khoai tây vừa hòa vào, rồi khuấy nhẹ cho đến khi hỗn hợp sền sệt và dày lên.
- Thêm dầu vừng, đảo đều rồi tắt bếp.

Làm jjajangmyeon:
- Luộc chín mỳ, sau đó rửa sạch mỳ trong nước lạnh.
- Để mỳ ráo bớt nước rồi cho mỳ vào bát. Cho xốt jjajang lên trên mì. Trang trí với dưa chuột và thưởng thức ngay lập tức với kim chi hoặc củ cải ngâm dấm màu vàng nhé!

12. Mì lạnh
 Nguyên liệu: 
200g mì sợi Naengmyeon
300g thịt bò
Hành lá, gừng, đường, muối, giấm, nước tương, đá viên
1 quả trứng gà, 1 quả lê, 1 quả dưa leo, 50g kim chi

Cách làm: 
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút rồi đổ nước đó đi, rửa lại, cho hành cắt khúc và gừng thái lát vào nồi luộc cùng thịt bò với lửa lớn.
Bước 2: Khi nước sôi thì chuyển sang lửa nhỏ đun trong khoảng 40 phút rồi vớt thịt bò ra, để nguội, cắt lát.
Bước 3: Lọc nước luộc thịt qua rây cho trong rồi cho thêm 1 thìa canh nước tương, 1 thìa cafe muối, 1 thìa canh giấm và 1 thìa cafe đường cát trắng vào khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa ăn, để nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Bước 4: Cho mì nồi vào nồi nước sôi luộc từ 2 - 3 phút hoặc theo hướng dẫn trên bao bì gói mì. Dùng nước lạnh rửa sạch, vò nhẹ và vắt kiệt nước rồi ngâm mì cùng với đá viên đã chuẩn bị sẵn.
Bước 5: Trứng sau khi luộc chín bóc vỏ rồi cắt làm hai. Dưa leo rửa sạch, thái sợi rồi ngâm với nước muối loãng. Lê và kim chi thái sợi.
Bước 6: Cuối cùng bạn chỉ việc cho ra một cái bát lớn trang trí, mì lạnh vớt ra để dưới cùng, sau đó xếp dưa leo, lê, kim chi, trứng, thịt bò và chế nước dùng lạnh vào.
Một bật mí nho nhỏ là nếu bạn nấu nước dùng bằng Sprite mùi vị sẽ khác lạ hơn nhiều đấy, hãy thử xem nhé!

13. Mỳ trộn chua cay
 Nguyên liệu:
- 250g mì somen (hay bất kì sợi mì nào)
- 1/2 quả dưa chuột
- 5 lá rau diếp, 7 lá tía tô (xanh hay tím tùy sở thích)
- 1/3 củ hành tây
- 15g tỏi băm
- 30g tương ớt Hàn Quốc Gochujang
- 15ml xì dầu, 8ml dầu vừng, 10ml giấm, 15g đường
- Một ít vừng
- Vài lát cà chua và 1 quả trứng luộc để trang trí

Cách làm: 
Bước 1: Thái tất cả các nguyên liệu rau củ gồm dưa chuột, hành tây, rau diếp, tía tô thành miếng vừa ăn.
Bước 2: Làm sốt trộn mì gồm tỏi băm, tương ớt, xì dầu, đường, dầu mè và dấm khuấy đều trong một cái bát.
Bước 3: Luộc mì vừa chín tới. Bạn cần luộc cho mì đủ mềm nhưng không nhũn, vẫn có độ dai là đạt nhé!
Bước 4: Xếp các loại rau củ, mì và sốt với nhau rồi rắc chút vừng rang vào một chiếc âu to.
Bước 5: Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau.
Bạn biết không, cách trộn truyền thống hay được sử dụng nhất của người Hàn Quốc chính là dùng tay đấy!

14. Bánh gạo
 Nguyên liệu:
- 330gr bột gạo
- 360ml nước
- Một chút xíu muối
- 360ml nước + 5ml dầu mè (hoặc dầu ăn)

Cách làm:
Bước 1: Trộn đều bột với muối rồi đổ từ từ 360ml nước vào này.
Bước 2: Nhào thật kĩ bột. Và trong lúc đó thì các bạn chuẩn bị nồi hấp luôn nhé!
Bước 3: Cho bột đã nhào vào nồi hấp trong khoảng 20'. Các bạn chú ý lót vải vào vung nồi để nước không rơi xuống bột nghen.
Bước 4: Lấy bột ra, nhào thật kĩ trong khoảng 10' - 15'. Sau đó, lăn bột thành dải dài. Khi lăn bột, các bạn nhúng tay vào nước pha dầu mè cho khỏi dính tay nhá!
Bước 5: Cắt bánh gạo thành dạng miếng dài hay miếng tròn là tùy bạn đấy!

15. Các biến tấu với bánh gạo
a. Bánh gạo xiên que:
 Nguyên liệu:
- 12 thanh bánh gạo Hàn Quốc
- 45g phô mai Mozzarella (thái lát)
- 15ml tương ớt Hàn Quốc
- 15ml mật ong
- 5g đường
- 15ml xì dầu

Cách làm: 
Bước 1: Đầu tiên, bạn xiên bánh gạo vào que.
Bước 2: Tiếp theo, mình tráng một lớp mỏng dầu ăn và cho bánh gạo vào chiên cả 2 mặt. Khi thấy bánh chín vàng và phần vỏ ngoài hơi giòn là được nhé.
Bước 3: Trong 1 chén nhỏ, bạn cho tất cả nguyên liệu làm sốt (tương ớt, xì dầu, mật ong, đường) vào trộn đều.
Bước 4: Rưới phần sốt lên từng xiên bánh gạo và đun một chút cho sốt sệt lại là được.
Bước 5: Bây giờ, bạn chuyển các xiên bánh gạo ra đĩa sứ, xếp phô mai thái lát phủ đều lên trên và cho vào lò vi sóng quay trong 1 phút rưỡi để phô mai chảy ra là hoàn thành.

b. Canh bánh gạo
 Nguyên liệu:
Nước dùng:
- 2l nước
- 250g thịt ức bò
- 4 tép tỏi
- Nửa củ hành tây
- 3 nhánh hành lá
- Một ít hạt tiêu nguyên hạt
- 5ml mỗi loại: muối, nước mắm, dầu vừng
Gia vị ướp thịt bò:
- 45ml xì dầu
- 5g đường
- 15ml dầu vừng
- 1 tép tỏi băm nhỏ
- Một ít hạt tiêu đen giã dập
Khác:
- 450g bánh gạo
- Lá rong biển
- 2 quả trứng
- 2 nhánh hành lá cắt chéo

Cách làm:
Bước 1: Đổ tất cả 2l nước vào nồi cùng với ức bò, hạt tiêu, muối, hành tây, hánh lá, tỏi rồi đem lên bếp đun ở lửa to. Khi nồi nước dùng bắt đầu sôi thì bạn vặn nhỏ lửa xuống và hầm thịt bò từ 45 phút đến 1 tiếng.
Bước 2: Tiếp đó, ta vớt thịt bò ra ngoài và để nguội một chút; đồng thời vớt cả hành, tỏi, hạt tiêu ra, song vẫn tiếp tục đun nồi nước dùng và nêm nếm thêm nước mắm, hạt tiêu, muối cho vừa ăn. Bạn cắt thịt bò thành từng miếng dài, tẩm ướp với hỗn hợp gia vị.
Bước 3: Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ ra ở 2 bát nhỏ, quậy tan và đem rán chín.
Bước 4: Bây giờ thì chúng mình cắt sợi lòng trắng, lòng đỏ trứng và lá rong biển ra nhé!
Bước 5: Với bánh gạo thì mình rửa sạch, ngâm 15 phút rồi để ráo, cắt xéo tạo hình oval và để vào 1 âu riêng.
Bước 6: Cuối cùng, ta đun sôi nồi nước dùng thêm một vài phút rồi cho bánh gạo vào nấu khoảng 5-10 phút. Bạn nhớ khuấy thường xuyên để bánh khỏi dính đáy nồi. Trước khi ăn cho thêm hành lá vào và nhẹ tay khuấy đều là xong.

c. Bánh gạo cay phomai
Nguyên liệu:
Phần chính:
- 235g bánh gạo
- 235g chả cá Hàn Quốc
- 150g phô mai mozzarella
- 250ml nước
- Gia vị: 15g đường, 30ml xì dầu

Phần sốt:
- 120ml nước nóng
- 70g ớt bột Hàn Quốc
- 30ml mật ong
- 30g đường
- 7g muối

Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, để làm phần sốt, bạn cho nước nóng vào tô rồi cho muối vào, khuấy đều lên. Tiếp tục cho đường, mật ong và ớt bột vào.
Bước 2: Cho bánh gạo vào chảo sâu lòng, thêm khoảng 120ml nước rồi đun bánh gạo lên cho chín. Khi nước vừa bắt đầu sôi, bạn cho 15g đường vào cùng.
Bước 3: Khi bánh gạo đã chín mềm, bạn cho 3-5 thìa sốt đã làm ở bước 1 vào.
Bước 4: Để cho hỗn hợp sôi một chút, sau đó cho thêm chả cá, 120ml nước vào. Nêm nếm thêm với sốt tương ớt ta vừa làm và xì dầu.
Bước 5: Cuối cùng, bạn trộn đều tất cả và cho thêm hành lá vào cùng. Trộn đều tất cả lên rồi tắt bếp.
Bước 6: Rắc phô mai lên mặt bánh gạo, sau đó quay trong lò vi sóng trong 1’ cho phô mai chảy hết.
Bước 7: Bánh gạo phô mai mà xong là sẽ trông thế này đây!

d. Bánh gạo cay
 Nguyên liệu cho khoảng 4 - 5 phần ăn:
- 15 thanh bánh gạo
- 1/4 cái bắp cải
- 3 thìa canh tương ớt Hàn Quốc (Gochujang)
- Gia vị: 1 muỗng cà phê đường, vài giọt nước mắm, mì chính
- Vài nhánh tỏi, băm nhỏ
- 1/2 củ hành tây
- 1 củ cà rốt
- 1 - 2 cây hành lá
- 590ml nước dùng gà (có thể dùng nước pha hạt nêm)
- Vài giọt dầu vừng
- 1 thìa nước tương.
   
Cách làm:
Bước 1: Xắt bánh gạo thành miếng vừa ăn, bắp cải thái sợi, hành tây thái mỏng, cà rốt thái mỏng, hành lá thái nhỏ.
Bước 2: Phi thơm tỏi với dầu vừng, sau đó đổ nước dùng gà và nước tương cùng tất cả gia vị vào chảo đun đến khi lăn tăn sôi.
Bước 3: Thêm bánh gạo và cà rốt vào chảo đun cùng đến khi nước xốt sôi thì cho bắp cải, hành tây vào đảo đều. Tiếp tục đun đến khi nước xốt sệt lại thì thêm chút hành lá vào rồi tắt bếp. Lấy bánh ra đĩa, dùng nóng.

e. Bánh gạo ngọt
 Nguyên liệu:
- 350g bột nếp
- 250g đậu đỏ
- 50g đường nâu
- 50g bột trà xanh
- 50g vừng đen rang xay
- 50g vụn dừa sấy khô
- Gia vị: đường, muối, vani

Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch đậu và ngâm qua đêm rồi đem đi nấu cho đến khi thật mềm. Sau đó, bạn xay nhuyễn đậu, đường nâu, muối, vani.
Bước 2: Cho bột gạo nếp vào tô, thêm chút đường và muối. Bạn từ từ đổ nước sôi vào bát và nhào đều đến khi thấy bột không còn dính tay, mịn.
Bước 3: Tiếp theo, bạn chia bột thành những viên nhỏ nặng khoảng 30g. Cán bột thành những miếng bột dày 8mm rồi đặt phần nhân đậu đỏ và gấp chặt các cạnh trên với nhau. Sau đó, bạn vo tròn lại thành một quả bóng. Tiếp tục với bột còn lại.
Bước 4: Bạn thả các viên bột vào nồi nước sôi. Khi bột nổi lên, nhanh tay vớt bột ra ngoài rồi cho vào lại một bát nước lạnh. Sau đó, bạn vớt bột lên, để ráo nước.
Bước 5: Khi bánh gạo khô và dính, thì bạn lăn qua các lớp áo trà xanh, mè đen, vụn dừa sấy khô... là đã hoàn thành rồi đấy!

16. Gà chiên cay
 Nguyên liệu:
- 8 cái cánh gà, đùi gà nhỏ
- 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê muối
- 1 trứng gà, 70 gr bột năng, 70 gr bột mì, 50 gr bột gạo, 1 muỗng cà phê baking soda trộn chung trong một bát
- 2 tép tỏi băm, 4 muỗng canh sốt cà chua
- 2 muỗng canh tương ớt
- 1 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh dấm

Cách làm: 
Bước 1: Gà rửa sạch để ráo. Cho gà vào âu cùng với muối tiêu trộn chung để 10 phút. Sau đó cho trứng gà và chén bột mang bao tay trộn đều.
Bước 2: Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng, cho từng cánh gà áo bột vào chiên với lửa vừa. Khi cánh gà chín vàng thì vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Bước 3: Bắc 1 cái chảo khác lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho tỏi vào xào thơm. Tiếp đến, cho tất cả gia vị phần sốt vào nấu sôi. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Cuối cùng thì cho cánh gà vào đảo đều thì tắt bếp.
Xếp ít xà lách lên đĩa, cho cánh gà chiên cay kiểu Hàn lên, rắc chút mè rang vàng. Món này dùng nóng với cơm rất ngon.

17. Gà cay phomai
 Nguyên liệu:
- 900g ức gà, thái thành các miếng cỡ 2.5cm
- ½ chén bột ớt dạng mảnh Hàn Quốc (mua ở siêu thị)
- 30-45g tương ớt Hàn Quốc (mua ở siêu thị)
- 15ml xì dầu; 45ml dầu thực vật; 2.5g hạt tiêu đen; 60ml xi rô gạo hoặc đường hay mật ong; 6 tép tỏi, băm nhỏ; 10g gừng, băm nhỏ; 450g phô mai mozzarella, cắt thành các miếng nhỏ; 1 nhánh hành lá, xắt nhỏ; 60ml nước; 1 bát bánh gạo Hàn Quốc xắt nhỏ (không có cũng được – mua ở siêu thị)

Cách làm:
Bước 1: Trộn bột ớt, tương ớt, xì dầu, 30ml dầu thực vật, hạt tiêu, tỏi, si-rô gạo; gừng vào trong một bát. Trộn đều hỗn hợp để hỗn hợp có vị ngọt và cay. Sau đó thêm gà vào, dùng tay trộn đều.
Bước 2: Làm nóng chảo với 15ml dầu thực vật. Sau đó cho bánh gạo vào chiên trong vài phút.
Bước 3: Cho hỗn hợp thịt gà vào chảo gang, đậy vung lại, đun ở lửa lớn trong 10 phút. Nếu sử dụng chảo chiên bình thường thì chỉ mất 7-8 phút. Dùng thìa gỗ đảo đều, rồi cho bánh gạo lên bề mặt thịt gà. Hạ lửa xuống mức thấp nhất. Đậy vung, đun thêm 10 phút hoặc cho đến khi gà chín hoàn toàn.
Bước 4: Trong lúc đun thịt gà nên làm nóng lò nướng trước ở mức nhiệt trung bình. Khi gà chín, cho phô mai phủ lên trên nồi gà, cho nồi vào lò nướng vài phút cho đến khi pho mát tan chảy và sôi lên.
Sau đó, cho gà cay phô mai ra, rắc hành lá và thưởng thức nhé!

18. Bánh cá
 Nguyên liệu cho 4 người ăn:
-        Bột mì đa dụng:500g
-        Bột nở:200g
-        Muối nở: 1-2 thìa cà phê.
-        Thịt bò thăn: 200g
-        Thịt xông khói
-        Bắp non đóng hộp
-        Ớt Đà Lạt 1/2 quả
-        Hành tây 1/2 củ
-        Muối, hạt tiêu, bột ngọt
-        Khuôn làm bánh cá
-        Dầu ăn

Cách làm:
Bước 1:
-        Thịt bò các bạn rửa sạch và băm nhỏ
-        Thịt xông khói các bạn cũng thái hạt lựu.
-        Hành tây, ớt đà lạt các bạn thái hạt lựu.
Bước 2:
-        Đầu tiên chúng ta sẽ hòa bột để làm vỏ bánh như sau: bạn lấy một cái bát tô, bạn cho bột mì, bột nở, muối nở và một tẹo muối vào trộn chung. Bạn cho nước lọc vào hòa bột, bạn cho nước vào từ từ thôi nhé. Bột mịn, hơi nát nhưng không quá lỏng là được.
-        Tiếp theo bạn bắc một chiếc chảo lên bếp, cho một xíu dầu ăn vô. Sau đó, bạn cho ngô ngọt, ớt đà lạt, hành tây, thịt nguội, thịt bò vào đảo đều.
-        Khi các nguyên liệu gần chín, bạn nêm vào một chút muối, hạt tiêu, bột ngọt vào. Bạn đảo đều tay để cho gia vị được ngấm đều vào các nguyên liệu trên.
-        Khi các nguyên liệu đã chín, bạn múc ra đĩa nhé.
-        Tiếp theo, bạn quết một chút dầu ăn lên bề mặt của khuôn bánh để khi bánh chín sẽ không bị dính vào khuôn.
-        Bạn cho một môi múc canh bột mỳ vào trong khuôn, bạn cho tiếp nhân vào giữa, rồi cho khuôn bánh vào lò nướng chín bánh.
-        Bạn nướng khoảng 3 phút thì lấy khuôn bánh ra, lật ngược bánh lại, múc tiếp một môi bột xuống dưới. Bạn tiếp tục cho bánh vào nướng. Khi bánh chuyển màu vàng nâu thì bạn có thể để bánh ngoài.
-        Bạn tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và hết nhân nhé.
-        Khi hoàn thành xong món bánh, bạn bày bánh cá ra đĩa, có thể cắt bánh theo ý thích của bạn.

Lưu ý khi làm:
-        Ở đây chúng ta sử dụng thịt bò và thịt nguội nhưng bạn có thể thay thế nếu như bạn không thích ăn chúng nhé. Bạn dùng nhân bằng tôm, hay thịt heo cũng là một gợi ý không tồi đâu.
-        Bên cạnh đó, món ăn này dùng ớt đà lạt. Loại ớt này có vị ngọt nhưng lại có mùi hăng nên không phải ai cũng ăn được. Vì vậy, nếu bạn cũng không ăn được chúng thì có thể bỏ đi và thay bằng chút hành lá nhé.
-        Muối nở hay còn gọi là baking soda, thuốc muối, đây là một loại gia vị được sử dụng khi làm bánh giúp bánh chín nhanh và mềm hơn, nhưng chúng ta chỉ được sử dụng một lượng nhỏ. Loại muối này các bạn có thể dễ dàng mua được ở siêu thị hay cửa hàng thuốc tây.
-        Khuôn bánh các bạn cũng có thể mua được ở siêu thị nên bạn không cần lo về chuyện tạo hình bánh nhé.
-        Khi nướng bánh để chắc chăn là bánh đã chín hay chưa, bạn hãy dùng một chiếc tăm xiên vào bánh cá. Nếu bột không bám vào tăm nghĩa là bánh đã chín rồi đó.
-        Bánh cá có vỏ bánh rắn chắc nhưng khi ăn lại mềm xốp, thơm lừng, màu vàng đẹp mắt. Bên trong bánh còn có nhân thịt hòa quyện với rau củ khiến bạn ăn hoài bánh cũng không thấy chán nhé. Dịp trung thu cũng sắp đến rồi bạn hãy làm tặng gia đình món bánh độc đáo này đi nhé.

19. Mì kim chi
 Nguyên liệu (cho 4 người):
250 g nấm hương tươi (cắt cuống và thái lát)
1 củ hành tây cỡ trung bình (băm nhỏ)
1 nhánh gừng tươi (gọt vỏ, băm nhỏ)
5 nhánh tỏi (băm nhỏ)
3 viên gia vị súp gà
250 g kim chi và 6 thìa to nước kim chi
500 g mì tươi
4 quả trứng (luộc chín, cắt đôi)
Muối, 2 thìa bột miso, 2 thìa xì dầu, hành lá

Cách làm:
Bước 1: Cho 2 thìa dầu vào chảo lớn, đun to lửa cho tới khi sôi. Cho nấm, nêm muối và xào cho tới khi nấm ra nước và bắt đầu chuyển màu nâu (khoảng 4 phút). Cho nấm ra đĩa và giữ ấm.
Bước 2: Cho 2 thìa dầu vào chảo, thêm hành, gừng và tỏi, xào cho tới khi hành tây chuyển màu trong suốt (khoảng 5 phút).
Bước 3: Cho bột súp gà vào và đun nhỏ lửa. Sau đó, cho kim chi, nước kim chi, miso, xì dầu và tiếp tục đun nhỏ lửa. Thêm muối và nước nếu cần.
Bước 4: Luộc mì, để ráo nước.
Bước 5: Cho mì vào bát, rưới nước dùng từ kim chi, trang trí bằng trứng, nấm, hành tươi và ăn nóng.

20. Lẩu mì kim chi



21. Bánh trôi
 Nguyên liệu:
– 250 gram bột gạo nếp
– 2 gram muối
– 100 gram bột ca cao
– Mật ong nguyên chất
– Các loại hạt: hạt óc chó, hạnh nhân, chocolate chip, hạt điều, hạt dưa, hạt dẻ cười… tuỳ sở thích

Dụng cụ cần dùng:
– Bát tô sạch
– Muôi
– Tấm rây inox
– Đũa
– Nồi đun

Cách làm:
Bước 1: Băm nhỏ tất cả các loại hạt mà bạn thích rồi trộn với chocolate chip và mật ong. Mật ong có lượng đường cao nên bạn cho vừa khẩu vị ăn ngọt / nhạt của mình nhé.
Bước 2: Sử dụng bột gạo nếp giống bột làm bánh trôi của Việt Nam. Xay gạo nước hoặc trộn từ bột gạo khô rồi chia gạo nếp thành các viên tròn bằng nhau để chuẩn bị cho phần nặn bánh.
Bước 3: Dùng tay ấn dẹt viên bột xuống rồi cho nhân hạt vào giữa, dùng tay nặn tròn lại, vỏ bột bọc kín nhân bánh.
Bước 4: Đun sôi nước rồi thả bánh vào luộc đến khi bánh nổi khoảng 1 phút là bánh đã chín. Sau đó vớt bánh ra và ngâm vào nước lạnh.
Bước 5: Sau khi bánh nguội, dùng muôi vớt lên cho hơi ráo nước rồi lăn qua lớp bột ca cao.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trôi Hàn Quốc đẹp mắt này thé !

22. Bánh bao
 Nguyên liệu:
- 300g bột gạo nếp làm bánh trôi
- 20g đường hoặc mật ong
- Bột trà xanh, bột dâu, chuối hoặc dùng màu thực phẩm
- Vừng, lạc

Cách làm: 
Bước 1: Rang vừng và lạc lên rồi giã nhuyễn nhé, cứ như làm món muối vừng. Sau đó trộn với đường hoặc mật ong.
Bước 2: Chia bột thành 5 phần đều nhau. Sau đó nếu có bột trà xanh, dâu, chuối... thì bạn hòa tan bột đó với ít nước rồi đổ lên các phần bột để nhuộm màu. Nếu không có các loại bột đó, bạn dùng màu thực phẩm với cách làm tương tự như thế nha.
Bước 3: Sau khi đã nhuộm màu song, bắt đầu nặn bánh. Đập bẹt vỏ bánh ra, cho nhân vừng lạc vào giữa rồi gói lại, nặn tròn tròn như hình bên. Nếu thích có thể nhỏ vài giọt mật ong vào nhân bánh nhé.
Bước 4: Đun nước sôi rồi thả bánh vào là xong, bánh nổi lên khoảng 1-2 phút là ok. Rất giống cách làm bánh trôi Việt Nam.
Bước 5: Sau khi vớt bánh ra, ngâm bánh trong nước lọc mát.
Bước 6: Tranh thủ lúc đó, làm phần trang trí bánh. Lấy một ít bột gạo nếp đem hấp chín, rồi lăn qua với một ít dầu ăn, sau đó dùng dụng cụ tỉa hoa ấn nhẹ lên bột là có ngay mấy bông hoa xinh xắn rồi đính lên bánh là có thể đem đi thưởng thức.

23. Bánh cuộn nho và lê
 Nguyên liệu:
- Bột mỳ, bột nở
- Men bánh mỳ
- Đường, muối, sữa tươi, bơ
- Nho khô, lê tươi, nước cốt chanh

Cách làm: 
Bước 1:
Cho bột mỳ, bột nở, men bánh mỳ, sữa tươi và đường vào trộn cùng nhau. Nhào bột thật thật kỹ.
Bước 2: Sau đó ủ bột trong khoảng 50 phút. Nhớ là bột ủ xong phải đạt tiêu chuẩn mềm, mịn dễ nhào nặn.
Bước 3: Trong khi chờ ủ bột, tiến hành làm nhân bánh. Cắt lê thành từng miếng nhỏ, cho vào chảo cùng với nho khô, cho thêm đường và 2 thìa nước cốt chanh vào đảo đều tay. Vặn lửa nhỏ khoảng 15 phút là được.
Bước 4: Bây giờ là đến khâu cuộn bánh. Bột ủ xong rồi, đem can mỏng, cho nhân len trên và cuộn lại. Cuộn thật chặt tay để khi cắt thành từng khoanh nhỏ nhân bánh sẽ không rơi ra ngoài.
Bước 5: Xếp từng khoanh vào khay, quết bơ lên trên rồi đem đi nướng ở 180 độ C trong vòng 20-25 phút là được.

24. Dưa muối ngũ sắc
 Nguyên liệu:
- 1 quả dưa leo
- 1 muỗng cafe muối
- 1 củ cà rốt
- 8 củ hành tím
- 50gr dứa
- 2 quả ớt
- Giấm gạo 1 bát
- 3/4 bát đường
- 1/4 bát nước
- Lọ thủy tinh sạch

Cách làm: 
- Cà rốt bào vỏ, cắt khúc cỡ bằng dưa leo hoặc tỉa hoa nếu thích rồi chần sơ qua nước sôi, vớt ra ướp nước đá. Củ hành tím bóc vỏ, cắt làm đôi. Dứa cắt thành những khối vuông, ớt cắt khoanh. Dưa leo bỏ hạt, xẻ theo chiều dọc, cắt khúc vừa ăn khoảng 5-6 cm rồi với 1 muỗng cafe muối, để cho ngấm khoảng 30 phút thì rửa với nước lạnh, để ráo cho thật khô. Bước này giúp cho dưa có độ giòn.
- Nấu giấm, nước và đường cho đến khi đường tan ra thì nhắc xuống để nguội.
- Xếp các loại rau củ vào lọ thủy tinh. Rót nước giấm nguội vào.
- Món dưa món ngũ sắc này bạn có thể ăn ngay sau 1 giờ hoặc để qua đêm thì còn ngon và đậm đà hơn nữa. Bạn có thể thêm củ cải trắng nếu thích, với củ cải trắng mình cũng qua công đoạn ướp muối và xả sạch giống dưa leo.

25. Đậu phụ sốt thịt cay
Nguyên liệu:
- 1 hộp đậu hũ non
- 120g thịt heo băm nhỏ
- ½ củ hành tây thái hạt lựu
- 2 nhánh hành lá
- 1 muỗng canh tỏi băm nhỏ
- ¼ quả ớt chuông xanh thái hạt lựu
- ¼ quả ớt chuông đỏ thái hạt lựu
- Đồ gia vị: 2 muỗng canh dầu thực vật; 1 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc dạng mảnh; 2 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh tương đậu nành; 1 muỗng canh sốt tương ớt Hàn Quốc; 1 muỗng cà phê đường; 2 muỗng cà phê dầu mè; 1 muỗng canh tinh bột ngô hòa với 2 muỗng canh nước

Cách làm:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu như trên.
Bước 2: Cắt đậu phụ non thành các khối có độ dày 1.5cm.
Bước 3: Đun nóng một chảo với 2 muỗng canh dầu ở nhiệt độ vừa phải, rồi thêm hành tây, hành lá, tỏi và bột ớt. Xào thơm trong 2-3 phút. Sau đó thêm thịt băm vào, xào khoảng 2- 3 phút. Thêm tương đậu nành, sốt ớt, đường vào, đảo đều. Thêm ớt chuông, nấu cho ớt hơi mềm. Thêm khoảng ½ đến 1 chén nước vào chảo, đun sôi. Sau đó, cho đậu phụ vào, nhẹ nhàng khấy không làm đậu bị nát. Nấu từ 5-6 phút, và trong quá trình nấu, đảo nhẹ từ 2-3 lần để đậu không bị dính vào đáy chảo.
Bước 4: Thêm tinh bột ngô vào, sau đó là dầu mè. Nấu thêm 1 phút hoặc lâu hơn một chút. Rắc ít hành lá rồi cho đậu phụ sốt thịt cay ra đĩa và thưởng thức!

26. Thịt ba chỉ nướng chảo cuộn xà lách
Nguyên liệu:
- 250 thịt ba chỉ ngon
- 1 muỗng canh sốt ớt Hàn Quốc
- 1 muỗng cà phê dầu mè; 1 muỗng cà phê rượu gạo; 1 ít tỏi băm; 1 ít gừng; rau xà lách; kim chi cải thảo; tỏi

Cách làm:
Bước 1: Thịt heo rửa sạch, thái lát.
Bước 2: Cho tương ớt Hàn vào bát thịt lợn cùng dầu mè, nước tương, rượu gạo, tỏi, gừng, trộn đều, ướp trong 20 phút.
Bước 3: Làm nóng chảo, thêm ít dầu ăn vào, sau đó cho thịt lợn vào nướng chín. Sau khi thịt chín, cho thịt và xà lách cùng kim chi, tỏi, gói lại rồi thưởng thức!

27. Tương ớt Hàn
Nguyên liệu:
- 1/2 chén gạo lứt
- 450 gr ớt sừng loại không cây trái to, 1/2 chén tương đậu nành
- 15 gr muối, 1muỗng canh đường, 300 ml nước, 40 gr bột mì

Cách làm: 
Bước 1: Gạo lứt ngâm 2 tiếng hay qua đêm, sau đó vo sạch. Cho gạo, nước vào máy sinh tố xay nhuyễn. Lược hỗn hợp này qua rây, loại bỏ cặn.
Bước 2: Ớt rửa sạch luộc 7 phút. Sau đó đổ ớt ra rổ dùng dao cắt đôi lọi bỏ hạt. Cho tương đậu nành, ớt, nước gạo lứt, bột mì vào máy xay thật nhuyễn.
Bước 3: Cho hỗn hợp ớt xay vào nồi cùng với đường và muối. Bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy cho đền khi hỗn hợp sánh dẻo (khoảng 40 phút) thì tắt bếp. Chờ tương ớt thật nguội mới cho vào hũ hay hộp đậy nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Lưu ý: Bạn cần nấu nhỏ lửa và khuấy đều để tương ớt Hàn Quốc có độ sánh tuyệt đối, màu cũng sẽ đẹp hơn. Chúc các bạn thành công với cách làm tương ớt Hàn Quốc!

28. Chân gà sốt chua cay mặn ngọt
Nguyên liệu:
- 200g chân gà (phần bàn chân gà)
- 15g tỏi băm nhỏ; 5g vừng trắng; 50g tương ớt Hàn Quốc (mua ở siêu thị); ½ sốt cà chua (ketchup); 2.5ml nước tương (1/2 muỗng cà phê); 2 cánh hoa hồng; 5g quế

Cách làm:
Bước 1: Chân gà chặt nhỏ.
Bước 2: Làm nóng chảo, cho hoa hồi, quế, nước tương, chân gà và một lượng nước vừa đủ. Đun sôi, để nhỏ lửa từ 10-15 phút sau đó vớt chân gà ra.
Bước 3: Trong một bát, trộn đều sốt cà chua, tương ớt Hàn Quốc, đường với nhau.
Bước 4: Làm nóng chảo, cho xíu dầu rồi cho tỏi vào xào thơm. Thêm chân gà, hỗn hợp tương ớt tương cà, trộn đều. Thêm 200ml nước, khuấy đều rồi đun cho đến khi nước sốt sệt và cạn.
Bước 5: Vừng trắng cho vào chảo rang chín, cho ra bát. Cho chân gà sốt chua cay mặn ngọt ra đĩa, rắc vừng trắng rang rồi thưởng thức!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm chân gà sốt chua cay mặn ngọt!

30. Củ cải muối vàng kiểu Hàn
Nguyên liệu:
- 1 củ cải trắng cỡ lớn
- 1 chén nước
- 30ml dấm
- 5g mật ong
- Bột nghệ

Cách làm:
Bước 1: Củ cải gọt vỏ, rửa sạch. Cắt đôi theo chiều dọc rồi thái lát mỏng vừa phải. Cho củ cải vào bát lớn, rắc 1 thìa muối, đảo nhẹ cho muối ngấm đều. Ướp trong 20 phút hoặc cho đến khi củ cải mềm ở mức độ bạn thử gấp nhẹ lát củ cải mà chúng không bị gẫy.
Bước 2: Chuyển củ cải vào hũ thủy tinh sạch, có nắp đậy.
Bước 3: Làm nước muối củ cải
- Đun sôi một cốc nước, sau đó thêm dấm, bột nghệ, 5g muối biển. Vặn nhỏ lửa, khuấy đều.
Tắt bếp, thêm mật ong hoặc đường, khuấy đều.
- Bắc nồi nước vào củ cải ra khỏi bếp, sau đó đổ vào lọ củ cải. Để nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó đậy nắp, sau đó để bên ngoài 2 ngày.
- Sau hai ngày lên men, củ cải muối vàng đã có thể thưởng thức được. Bạn có thể để tủ lạnh bảo quản trong vài tháng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm củ cải muối vàng!

31. Trứng xì dầu
Nguyên liệu:
- 7 quả trứng gà (nếu trứng để tủ lạnh thì cho trứng ra ngoài để từ 1-2 tiếng)
- 10ml giấm trắng; 4 con cá cơm khô to; ½ củ hành tây cỡ trung bình, thái lát mỏng; 1 tép tỏi lớn, băm nhỏ; 1 quả ớt xanh, băm nhỏ (tùy ý); 50ml xì dầu; 240ml nước

Cách làm:
Bước 1: Đem luộc trứng với nước và giấm. Trứng chín, ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút cho dễ bóc vỏ. Bóc vỏ.
Bước 2: Đun nóng chảo trên lửa vừa, thêm cá cơm và khuấy đều trong 2 phút cho đến khi cá cơm có màu nâu. Sau đó thêm tỏi, hành tây, hạt tiêu và ớt xanh vào, đảo trong 1 phút. Sau đó thêm nước và xì dầu. Đậy vung, đun từ 10-12 phút.
Bước 3: Lọc hỗn hợp vừa đun, chỉ lấy phần nước. Để nước dùng nguội. Khi ăn, cắt quả đôi mỗi quả trứng, để trứng vào trong một bát nông, sau đó, đổ nước xì dầu lên trên rồi thưởng thức với cơm cũng rất ngon. Cách làm trứng xì dầu thực sự đơn giản đúng không? Nếu chưa dùng đến, bạn có thể cho quả trứng luộc và nước xì dầu này vào trong một lọ thủy tinh, đặt vào bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong 1 tuần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm trứng xì dầu!

32. Canh chả cá kiểu Hàn
Nguyên liệu:
- 250g bánh gạo
- 400ml nước
- 100g chả cá
- 1 quả trứng luộc
- 30g hành boa-rô
- 10g hành lá
- Phần gia vị canh: 30g đường, 15g ớt bột, 30ml xì dầu, 15g tương ớt Gochujang

Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên, bạn thái nhỏ hành boa-rô và hành lá.
Bước 2: Cắt chả cá thành những miếng vừa ăn.
Bước 3: Chúng mình cho bánh gạo vào nồi, thêm nước và đun sôi.
Bước 4: Khi nước sôi, mình nêm lần lượt các loại gia vị vào nồi: xì dầu, đường, ớt bột, tương ớt rồi dùng thìa khuấy đều.
Bước 5: Bạn thả chả cá và hành boa-rô vào nồi, đảo đều rồi tiếp tục đun sôi tầm 5' nữa ở lửa vừa.
Bước 6: Cuối cùng, ta tắt bếp, thêm vào 1 quả trứng luộc cắt đôi, 1 ít hành lá thái nhỏ và vừng lên trên là hoàn thành.

33. Salad mực kiểu Hàn
Nguyên liệu:
- 1 con mực cỡ trung bình (450g)
- 1 quả dưa chuột lớn
- ¼ củ hành tây đỏ cỡ trung bình, bóc vỏ, thái lát mỏng
- 1 quả ớt xanh hoặc ớt đỏ, băm nhỏ
- 1 cây hành lá, thái lát

Sốt salad:
- 10g ớt bột dạng mảnh Hàn Quốc
- 5g bột ớt xay mịn Hàn Quốc
- 30ml xì dầu
- 15ml dầu mè
- 15g đường
- 5ml si rô ngô
- 5g tỏi băm nhỏ
- 1 nhúm muối tiêu

Cách làm:
Bước 1: Mực làm sạch, đun sôi một nồi nước, thả mực vào, chần trong 1 phút. Sau đó tắt bếp, cho mực ngâm vào bát nước đá, cho nguội.
Bước 2: Thái mực thành các dải mỏng vừa ăn, dày khoảng 0,75cm và dài 5cm. Sau đó cho mực vào tủ lạnh cho mát.
Bước 3: Sơ chế các loại rau quả.
Bước 4: Trộn tất các các nguyên liệu sốt salad vào với nhau. Sau đó cho mực vào bát sốt salad trộn đều. Thêm các loại rau và trộn đều. Thêm đường, muối và giấm nếu thích. Bạn có thể cho salad mực vào tủ lạnh trước khi ăn.

34. Bingsu



35. Sữa gạo Hàn Quốc


Girlandlittlething
(Tổng hợp)

0 comments :