Thursday, April 27, 2017

Tuyển tập 12 cách làm Tào phớ tại nhà ngon không thua ngoài hàng

Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) được làm từ đậu tương. Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong món ăn vặt ưa thích của rất nhiều người, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng. 


Chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm bạn đã có ngay mẻ tào phớ thơm ngon, bổ dưỡng, mát lành rồi!
1. Cách làm bằng Bột rau câu


Nguyên liệu:
- 1 lít sữa đậu nành
- 5gr bột rau câu
- Đường nâu (hoặc tốt hơn là đường hoa mai)
- Gừng
- Nước cốt dừa

Cách làm:
Bước 1: Cho bột rau câu vào chén, đổ 1 chút nước vào ngâm khoảng 10p để bột rau câu nở và không bị vón cục.
Bước 2: Cho sữa đậu nành vào nồi đun sôi lên, vừa đun vừa khuấy.
*Lưu ý: đun lửa vừa tránh làm khét sữa.
Bước 3: Khi sữa hơi sôi lăn tăn cho chén nước bột rau câu vào và khuấy đều.
Đun đến khi sữa sôi già thì tắt bếp.
Bước 4: Đổ sữa ra khuôn, khi nguội sữa sẽ đông lại thành tào phớ.
Lưu ý: Nếu thích ăn lạnh thì từ bước này bạn có thể bỏ vào tủ lạnh.
Bước 5: Làm nước đường: cho vào nồi 3 muỗng canh đường nâu, 1 chén nước và vài lát gừng. Đun sôi hỗn hợp trên, hạ lửa nhỏ và khuấy đều đến khi hỗn hợp hơi sánh và thơm là được.
Bước 6: Múc tào phớ vào chén, chan nước đường lên trên, có thể ăn nóng hoặc lạnh.

2. Cách làm bằng Đường nho và Gelatin

3. Cách làm bằng Đường nho

4. Cách làm bằng Bột Gelatin

5. Cách làm tào phớ 3 vị khác nhau

6. Tào phớ hạt sen nhãn
Nguyên liệu: 
200g đậu tương
100g hạt sen
300g nhãn
200g đường thốt nốt
60g đường kính
Gừng
5 lá gelatin

Cách làm: 
- Đậu tương ngâm nước cho nở sau đó mang đi xay nhuyễn, lọc lấy phần sữa đậu nành. Sau đó đặt lên bếp đun sôi.
- Gelatin rửa cho mềm, khi nồi sữa đậu nành sôi thì thả gelatin vào, khuấy đều cho tan.
- Đổ phần sữa đậu nành ra tô, đợi nguội cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng là tào phớ đông rồi.
- Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt, ướp với phần đường kính.
- Hạt sen rửa sạch, cho vào nồi thêm nước ninh nhừ.
- Nhãn sau khi ngấm đường cho vào chảo chống dính, sên nhãn cho tới khi đường chuyển màu cánh gián bám vào xung quanh miếng nhãn là được.
- Cho đường thốt nốt và 300ml nước vào nồi, đun sôi cho tan đường sau đó thả gừng đã đập dập vào. Tắt bếp đợi nước đường nguội.

7. Tào phớ thạch sương sáo
Nguyên liệu: 
400ml sữa đậu nành (có thể tự làm sữa đậu nành hoặc dùng sữa đóng hộp)
3 lá gelatin (mỗi lá 2,5g)
Đường hoa mai, hoa nhài
Thạch đen

Cách làm: 
- Gelatin ngâm vào nước sôi để nguội 10 phút, chắt bớt nước chỉ để lại khoảng 1 thìa canh.
- Trong thời gian chờ gelatin ngâm thì bạn đổ sữa đậu nành ra bát, cho vào lò vi sóng hâm nóng lên. Nếu không có lò bạn có thể đun ấm lên nhé, nhưng chú ý là không được để sữa sôi.
- Tiếp tục cho gelatin vào lò vi sóng quay cho tan hẳn, nếu không có lò có thể chưng cách thủy.
- Hòa gelatin với sữa đậu nành cho thật đều, để vào ngăn mát tủ lạnh 3-4 tiếng cho sữa đông lại.
- Đun nước đường hoa mai, thêm vài cánh hoa nhài cho nước có mùi thơm. Để nguội rồi cất vào tủ lạnh cho mát.
- Đến khi ăn bạn chỉ cần dùng nắp hộp sữa ông thọ, hay nắp hộp thịt hộp hớt nhẹ từng lớp tào phớ ra bát, cắt thạch vào và chan nước đường lạnh vào là xong rồi.

8. Tào phớ cà phê
Nguyên liệu: 
300ml sữa đậu nành không đường
100g đường
8 lá gelatin
5g bột rau câu con cá dẻo
14g cà phê hoà tan
Nước cốt dừa

Cách làm: 
- Rửa sơ gelatin rồi ngâm trong nước lạnh cho lá gelatin mềm.
- Cho sữa đậu nành và 50g đường lên bếp, khuấy đều sau đó cho cà phê vào khuấy đến khi cà phê tan hết.
- Khi sữa bắt đầu sôi thì vắt ráo gelatin thả vào nồi sữa, vặn nhỏ, khuấy cho gelatin tan thì tắt bếp.
- Đổ sữa đậu nành cà phê ra các khuôn nhỏ. Đợi nguội đặt vào ngăn mát tủ lạnh.
- Cho 20g đường vào nồi, đun cho tới khi đường chuyển màu cánh gián thì đổ 200ml nước vào, đun sôi. Phần đường còn lại trộn với phần bột rau câu, sau đó đổ vào nồi nước caramel. Đun sôi trở lại rồi đổ ra hộp chịu nhiệt. Khi thạch nguội thì đặt vào ngăn mát tủ lạnh.
- Sau khi thạch đông, cắt hạt lựu.
- Đổ tào phớ cà phê ra bát, thêm thạch caramel, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức. Có thể thêm đá bào nếu bạn ăn lạnh.

9. Tào phớ gừng
Nguyên liệu: 
- 150ml sữa tươi nguyên kem
- 10gr đường
- Gừng

Cách làm: 
Bước 1: Rửa sạch gừng, gọt bỏ vỏ rồi bào thật mỏng nà.
Bước 2: Dùng vải hoặc rây ép thật chặt để lấy nước ép gừng. Bạn cần khoảng 15ml nước ép gừng.
Bước 3: Hòa sữa nguyên kem và đường trong một cốc lớn rồi cho sữa vào hâm nóng đến khoảng 80 - 90 độ C hoặc bạn cũng có thể cho vào vi sóng trong 1- 2 phút cũng được.
Bước 4: Lấy sữa ra rồi cho vào chén nước ép gừng, khuấy đều và chờ khoảng 10 phút cho sữa đông lại nhé!

10. Tào phớ thập cẩm
Nguyên liệu: 
200g đậu tương
1700ml nước
2 thìa sữa chua đường nho
50g long nhãn
Thạch đen, trân châu, dừa nạo sợi, dừa khô, hoa nhài

Cách làm: 
- Đậu tương rửa sạch.
- Cho đậu vào máy xay đậu nành cùng nước. Nếu không có máy xay bạn có thể ngâm đậu qua đêm, sáng hôm sau đãi sạch vỏ, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã, đun nước đậu hé vung sôi chừng 15 – 20 phút là xong phần nước đậu.
- Sau khi sữa đậu chín hớt sạch bọt.
- Dùng 2 thìa sữa chua gạt ngang đường nho.
- Để làm đông sữa đậu bằng đường nho cần đựng sữa trong các vật có khả ngăng giữ nhiệt tốt, vậy bạn có thể chuẩn bị một chiếc cặp lồng, nồi cơm điện hoặc bát sứ loại dày, ở đây mình sử dụng một chiếc cặp lồng. Đổ một chút nước lạnh đủ láng bát cho đường nho tan. Các bạn hãy lưu ý chỉ hòa tan đường nho khi sữa đậu đã sôi nhé, vì đường nho rất nhanh bị chua đấy!
- Nhanh tay lọc sữa đậu một lần nữa cho hết cặn.
- Sau đó đổ thật nhanh và dứt khoát sữa vào bát đã hòa đường nho, hớt sach bọt nếu có, đậy nhẹ nắp cặp lồng lại để khoảng 30 phút sau sữa đậu sẽ đông thành tào phớ.
- Long nhãn rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun cùng nước đường hoa mai, đợi cho sôi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp.
- Khi nước bắt đầu nguội thì cho hoa nhài vào, đổ ra bát cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Thạch đen thái nhỏ.
- Đun nước sôi cho trân châu vào luộc đến khi nổi. Trân châu bạn có thể mua sẵn ở hàng bán thạch hoặc tự làm bằng cách trộn bột năng với nước nóng rồi nhào đến khi không dính tay thì bắt đầu nặn như bánh trôi, có thể dùng nhân dừa hay nho khô đều rất ngon.
- Trân châu nổi lên bạn cớt ra bát nước lạnh.
- Dùng nắp của hộp thịt hộp để lấy tào phớ, bạn cứ hớt từ từ nhẹ nhàng thật mỏng từng lớp vào bát.
- Rót nước đường long nhãn rồi thêm thạch, dừa, trân châu lên trên là xong rồi!

11. Tào phớ kiểu Đài Loan
Nguyên liệu: 
- Lạc (đậu phộng)
- Tào phớ (tàu hũ)
- Hạt trân châu
- Đường nâu
- Gừng
- Mật ong

Cách làm: 
Bước 1: Ngâm lạc trong nước rồi bóc bỏ lớp vỏ lụa.
Bước 2: Cho lạc vào nồi rồi luộc chín.
Bước 3: Tiếp theo, luộc chín trân châu rồi ngâm vào nước lạnh nhé!
Bước 4: Đun đường nâu với 4 lát gừng cùng một chút mật ong.
Bước 5: Cuối cùng, các bạn dọn tào phớ ra bát, chan nước đường mật ong, rắc đậu phộng, trân châu vào và thưởng thức thôi.

12. Tào phớ làm bằng thạch cao phi 
Nguyên liệu:
- 1 lít sữa đậu nành, bạn có thể tự nấu sữa đậu nành tại nhà
- 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
- 2 thìa nhỏ bột gạo khô
- 1/2 thìa nhỏ thạch cao phi (bạn có thể tìm mua tại các quầy bán thuốc bắc hay gia vị đồ khô)
- Phần nước đường gừng: 100g đường nâu, 1 nhánh gừng nhỏ.

Cách làm:
Bước 1: Thạch cao phi đổ ra bát.
Bước 2: Hòa tan khoảng 2-3 thìa nhỏ nước lọc vào bát thạch cao phi, dùng thìa khuấy cho thạch cao tan.
Bước 3: Dùng cọ phết đều hỗn hợp thạch cao vào đáy nồi.
Bước 4: Bột gạo khô đổ ra bát, thêm vào 200ml sữa đậu nành, hòa cho bột gạo tan.
Bước 5: Lá nếp rửa sạch, cuộn lại. Cho lá nếp vào nồi, thêm 800ml sữa đậu nành còn lại, đun sôi lửa nhỏ.
Bước 6: Cho bát bột gạo ở bước 4 vào nồi sữa đậu nành đang đun ở bước 5, vừa đun vừa dùng muôi khuấy đều, khi đun ở lửa vừa, không nên đun lửa lớn.
Bước 7: Đun tiếp khoảng 5 phút, vớt bỏ lá nếp thì tắt bếp, đổ nồi sữa đậu nành đang nóng vào nồi nhỏ đã phết hỗn hợp thạch cao phi ở bước 3.
Bước 8: Dùng một khăn mỏng phủ kín lên thành nồi, dùng nắp nồi đậy kín, để khoảng 30 phút cho tào phớ đông lại.
Bước 9: Phần nước đường gừng: gừng cạo vỏ, thái khoanh mỏng, cho đường, gừng thêm một ít nước lọc vào nồi nhỏ, đun sôi lửa nhỏ khoảng 15 phút, tắt bếp để qua một bên.
Bước 10: Tào phớ sau khi đông bạn dùng thìa múc vào bát.
Bước 11: Thêm nước đường gừng vào bát, trộn đều lên dùng nóng hay lạnh tùy theo sở thích.


Girlandlittlething
(Sưu tầm)

0 comments :