Wednesday, June 14, 2017

Tổng hợp 30 loại Topping "cực đỉnh" cho món trà sữa thêm hấp dẫn

Bạn là một tín đồ của món trà sữa? Đừng bỏ qua danh sách "cực đỉnh, cực khủng" với 30 loại Topping vô cùng hấp dẫn dưới đây nhé! Tự làm vừa đảm bảo vừa ngon đấy! 
Kem sữa mặn, Trân châu thuỷ tinh, Đậu đỏ, Đào ngâm, Thạch dừa, Thạch găng, Pudding, Trân châu nhân phô mai, Thạch pha lê,...và còn rất nhiều loại Topping nữa đang đợi bạn khám phá!

1. Bọt kem sữa (Milk foam) 

2. Kem sữa mặn (Milk foam cheese)

3. Trân châu hoàng kim

Nguyên liệu:
70 gram đường nâu
800ml nước
120 gram bột năng
10ml mật ong.

Cách làm:
- Cho 800ml nước đun ở lửa lớn cho đến khi nước sôi tăm thì cho 70gr đường nấu vào khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn khi nước sôi bùng thì giảm lại lửa vừa.
- Cho 100gr bột năng vào tô, tạo lỗ ở giữa để cho nước vào. Lấy 70ml nước đường đã đun sôi để trộn chung với bột. Đổ từ từ nước đường đun sôi vào bột năng vừa đổ vừa dùng đũa trộn đều tay cho đến khi bột vón thành cục thì nhanh tay nhồi thật đều cho đến khi khối bột dẻo và không còn bột khô thừa trong tô. Sau đó cho 10ml mật ong vào khối bột và tiếp tục nhào cho mật ong thấm đều vào bột. Nếu bột hơi dính tay có thể áo thêm một lớp bột mỏng để bột khô mịn hơn.
- Ngắt từng miếng bột nhỏ vo đều thành hình tròn trong lòng bàn tay với đường kính khoảng 0.5 cm (nhỏ hơn đầu ngón tay út).
- Lấy hỗn hợp nước đường đã đun trước đó bắt lên bếp nấu lại với lửa vừa. Khi nước vừa sôi tăm thì cho trân châu đã bắt viên tròn vào nấu khoảng 25-30 phút cho đến khi viên trân châu trong ở lớp ngoài nhưng vẫn còn một chút nhân trắng đục bên trong. Chuẩn bị tô nước đá lạnh, vớt trân châu ra thả ngay vào tô.
- Cho 150ml nước, 100 gram đường nâu và 20ml mật ong vào tô khuấy đều để tạo hỗn hợp nước đường ngâm trân châu. Nước ngâm giúp bảo quản, thấm vị ngọt và giúp cho các hạt trân châu không bị dính vào nhau, ngon hơn khi ngâm qua đêm.
- Cuối cùng thì mẻ Trân châu hoàng kim hoành tráng cũng ra lò. Món này dùng chung với trà hoặc trà sữa đều tuyệt vời ông mặt trời nhé!

4. Trân châu ngọc trai 3Q

5. Trân châu đen


6. Trân châu trắng (trân châu thuỷ tinh)

7. Trân châu trắng vị trà xanh

8. Trân châu phô mai


Nguyên liệu:
– Cream cheese: 200g
– Đường bột: 100g
– Bột năng: 50g

Cách làm:
Bước 1: Cắt cream cheese thành từng viên nhỏ, kích thước có thể thay đổi tùy thuộc vào ý thích viên trân châu to hay nhỏ của bạn.

Lưu ý: Bạn nhớ phải để cream cheese cứng hẳn rồi mới đem ra cắt thành từng viên nhỏ nhé, nếu không để cream cheese ở nhiệt độ thường một thời gian dài, cream cheese sẽ dễ bị chảy ra trong quá trình làm, gây biến dạng viên trân châu.

Bước 2:
– Cho đường, bột năng vào hai chiếc đĩa riêng biệt.
– Lăn cream cheese đã cắt nhỏ qua đĩa đường bột rồi lại lăn qua bột năng. Cứ lần lượt, lần lượt như thế cho đến khi hết cream cheese. Bạn phải đảm bảo cả đường bột và bột năng phải bao mọi mặt của viên trân châu nha.
– Cho cream cheese đã lăn qua đường, bột năng vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 20 phút để cho đông hẳn rồi đem đi luộc.

Bước 3: Luộc trân châu
– Sau khi lấy trân châu ra khỏi tủ lạnh, lăn qua bột năng một lần nữa để bột bám nhiều nhất, tạo lớp ngoài thật dai cho hạt trân châu. Lọc qua rây lọc để loại bỏ bột thừa, tránh trường hợp bột làm nước luộc đặc lại, khó vớt trân châu ra khi chín.
– Đun nước thật sôi rồi bắt đầu cho trân châu vào luộc, đến khi thấy lớp ngoài của hạt trân châu trong lại tức là trân châu đã chín.

Bước 4:
– Chuẩn bị một bát nước đá lạnh để sau khi vớt trân châu ra, cho vào đó ngâm khoảng 5 phút để hạt trân châu cứng lại và không bị dính vào nhau.
– Sau khi trân châu đã chín, dùng rây lọc hoặc môi thủng vớt ra cho ngay vào bát nước lạnh đã chuẩn bị.
– Bước cuối cùng chỉ là vớt trân châu ra khỏi bát nước lạnh, để ráo rồi thưởng thức với trà sữa thôi.

9. Trân châu khoai lang


Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang tím
- 3 túi trà Lipton
- 100g bột năng
- 50g đường
- 100ml sữa đặc
- Nước trắng

Cách làm: 
- Khoai lang tím gọt vỏ, rửa sạch và luộc chín.
- Lấy 30gr khoai lang tím luộc chín và ít nước luộc khoai đổ vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp khoai xay nhuyễn vào bát bột năng, thêm đường rồi trộn đều thành một khối bột đồng nhất, không dính tay.
- Lấy từng viên bột nhỏ và vo tròn bằng hạt lạc. Rồi cho vào nước sôi luộc chín.
- Luộc trân châu khoai lang khoảng 4 - 5 phút cho chín mềm rồi vớt ra, thả ngay vào bát nước lạnh.
- Pha 3 túi trà với nước sôi.
- Cho sữa đặc, nước và nước trà vào khuấy đều để làm trà sữa. Nếu dùng sữa tươi thì cho thêm ít đường cho vừa miệng).
- Cho trân châu vào cốc rồi đổ trà sữa vào, thêm đá và thưởng thức.

10. Trân châu mật ong
Nguyên liệu:
- Bột gạo 100 gr
- Bột năng 200 gr
- Bột cacao 3 muỗng cà phê
- Đường bột 1 muỗng canh
- Mật ong 15 ml

Cách làm:
- Trộn đều 100g bột gạo, 200g bột năng, 3 muỗng cà phê bột ca cao và 1 muỗng canh đường bột lại với nhau trong 1 tô lớn. Chế từ từ 200ml nước sôi vào tô bột, dùng đũa trộn bột đến khi kết dính vào với nhau rồi dùng tay nhào bột đến khi mịn.
- Áo 1 lớp bột mỏng lên dĩa hoặc khay đựng. Dùng tay vo từng viên bột nhỏ tròn.
- Đun sôi nồi nước, thả chân trâu vào luộc. Chuẩn bị sẵn 1 tô nước lạnh. Khi thấy trân châu nổi lên trên mặt nước là được thì dùng vá vớt ra trân châu cho vào tô nước, giúp chân trâu ko bị bệt dính lại với nhau.
- Sau khi trân châu bớt nóng thì vớt ra cho vào 1 tô khác, thêm mật ong vào ngâm khoảng 10 phút là được. Trân châu kết hợp với trà sữa thì ngon hết biết luôn nhé!

11. Trân châu long nhãn
Nguyên liệu:
- Bột năng 100 gr
- Long nhãn 50 gr (Khô)
- Đường trắng 30 gr

Cách làm:
- Đầu tiên, cho bột năng, đường trắng vào tô. Sau đó, đổ 50ml nước sôi, thêm màu thực phẩm hồng vào, trộn đều thành một khối bột mềm, dẻo.
- Long nhãn ngâm nước cho mềm, cắt nhỏ. Vo bột thành những viên tròn, nhỏ, ấn dẹp, cho long nhãn vào giữa, vo tròn lại.
- Đun sôi nồi nước, cho những viên bột long nhãn vào, nấu lửa to đến khi viên bột nổi lên mặt nước là được. Vớt hạt trân châu ra, cho vào tô nước lạnh.
- Vậy là hạt trân châu kiểu mới đã hoàn thành. Bạn có thể áp dụng công thức để làm ngay tại nhà nhé!

12. Trân châu sợi
Nguyên liệu:
- 120 gr bột năng
- 210 ml nước
- 2 muỗng canh đường nâu

Cách làm: 
- Trộn đều 60 ml nước cùng 60 gr bột năng
- Đun sôi 150 ml nước còn lại, cho vào hỗn hợp bột khuấy đều đến khi dẻo mịn
- Thêm tiếp 60 gr bột còn lại vào trộn đều đến khi dẻo mịn thì cho vào túi bắt kem
- Nước sôi cho bột vào nước luộc trong 10 ph ở lửa nhỏ thì vớt ra tô nước lạnh
- Trộn đường nâu cùng 2 muỗng canh nước, cho thạch vào trộn đều lên
- Có thể ăn thạch kèm với bất cứ loại trà sữa hoặc món chè nào mà bạn yêu thích.

13. Cao quy linh
Nguyên liệu:
- Cao quy linh 6 gr
(2 gói bột cao quy linh)
- Đường trắng 4 muỗng canh
- Bột bắp 10 gr

Cách làm:
- Cho tất cả các nguyên liệu vào cùng một thau gồm: 2 gói bột cao quy linh, 10gr bột bắp. Bắc 1 lít nước lên bếp cho nóng, không cần quá sôi, lấy riêng ra một ít khoảng 200ml nước đã nóng cho vào hỗn hợp bột cao quy linh. Khuấy đều cho tan ra và được hỗn hợp hơi sệt sệt.
- Phần nước đang nóng trên bếp, vặn lửa nhỏ và cho 4 muỗng canh đường vào khuấy đều cho tan. Cho phần bột cao quy linh hòa tan vào nồi. Khuấy đều cho tan hoàn toàn.
- Sau khi để cho nóng thêm khoảng 5 phút thì đổ hết ra tô. Để nguội sau đó cho vào tủ lạnh. Khi ăn cắt miếng vuông vừa ăn.
- Bạn có thể pha trà sữa uống với cao quy linh để giảm bớt vị đắng, hoặc ăn với chè sữa lạnh đều ngon nhé!

14. Thạch củ năng (Hạt lựu) 
Nguyên liệu: 
- Bột năng: 400 gr.
- Củ mã thầy (hay còn gọi là củ năng): 300 gr. Ngoài ra, bạn có thể thay bằng lê hoặc củ đậu cũng được nhé.
- Màu thực phẩm: 2 – 3 giọt cho mỗi màu sắc khác nhau.
- Lá nếp: 2 – 3 lá.

Cách làm: 
 - Trước tiên, bạn rửa và nạo sạch vỏ củ mã thầy. Sau đó, dùng dao sắc để thái củ mã thầy thành những miếng nhỏ hình vuông có kích thước tùy theo ý thích của bạn. Tuy nhiên, những viên hạt lựu nhỏ nhắn trong cốc chè sẽ mang lại cho người ăn cảm giác ngon hơn hẳn đấy.
- Trong cách làm hạt lựu, bạn có thể tạo ra chúng với nhiều màu sắc khác nhau bằng các loại màu thực phẩm an toàn. Do đó, tùy thuộc vào số lượng màu định làm, bạn sẽ chia lượng hạt lựu đã thái thành nhiều phần khác nhau, đựng chúng trong những chiếc bát.
- Sau đó, bạn nhỏ lần lượt các giọt màu vào từng bát rồi trộn đều lên cho hạt lựu ngấm đều màu. Đợi trong khoảng 15 phút rồi chắt bỏ hết nước, giữ cho hạt lựu được khô ráo nhé.
- Bước tiếp theo, bạn cho bột năng vào một chiếc khay rộng rồi đổ tất cả hạt lựu đã ngấm màu vào và trộn đều lên. Sau đó, cho tất cả hạt lựu vào ray lọc để loại bỏ phần bột thừa.
- Lá nếp đem ra rửa sạch và cắt khúc rồi đun sôi trong một nồi nước. Sau khi nước lá nếp sôi, bạn thả hạt lựu vào luộc cho đến khi hạt nổi lên và lớp bột bám ngoài chuyển đục thành trong là được. - -- Lưu ý là nên chia luộc thành nhiều mẻ với các loại màu sắc khác nhau để hạt lựu chín đều, không bị dính vào nhau và không bị lẫn màu nhé.
- Vớt hạt lựu đã chín ra ngâm trong bát nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau. Vậy là bạn đã hoàn thành cách làm hạt lựu củ năng cực đơn giản rồi đấy.

15. Thạch phô mai
Nguyên liệu:
- Phô mai 1 hộp (Phô mai bò cười)
- Đường trắng 50 gr
- Bột năng 50 gr

Cách làm:
- Phô mai bò cười, 1 hộp 8 miếng. Để cắt được miếng phô mai dễ dàng, không dính dao, cho hộp phô mai vào ngăn đá tủ lạnh ít nhất 2 giờ để phô mai cứng lại, dễ cắt hơn. Cắt mỗi miếng phô mai thành 3 hoặc 4 phần.
- Chuẩn bị dĩa đường trải sẵn (nếu bạn nào có đường bột càng tốt nha). Phô mai cắt xong lăn đều các mặt qua lớp đường. Lúc này dùng tay vừa bóp vừa vo nhẹ viên phô mai thành hiên tròn, chỉ dùng 3 đầu ngón tay vo thôi nhé, không dùng lòng bàn tay.
- Áo bột lần 1: Chuẩn bị dĩa đựng viên phô mai. Nhanh chóng lăn viên phô mai đường qua chén bột năng, đặt qua dĩa đã chuẩn bị. Để yên phô mai khoảng 3-5 phút, lúc này cái lạnh và đường của phô mai đã thấm nhanh lớp bột mới vừa áo.
- Áo bột lần 2: Tiếp tục lăn viên phô mai qua lớp bột năng 1 lần nữa. Cách áo bột 2 lần này giúp cho bột áo bên ngoài dầy vừa đủ để bọc được lớp phô mai bên trong, khi luộc sẽ không bị bể ra.
- Chuẩn bị 1 nồi nước luộc phô mai. Bật lửa lớn nấu nước thật sôi, khi nước đã sôi già thì giảm xuống lửa nhỏ ngay. Mặt nước không còn sôi ục ục thì lúc này mới thả phô mai vào luộc. Nhớ dùng vá khuấy nhẹ nhàng để viên phô mai không dính đáy nồi. Luộc đến khi lớp bột trong là được, khoảng 5 phút.
- Pha 1 muỗng canh đường trắng khuấy tan với 70ml nước lọc trong tô. Vớt viên phô mai đã chín vào tô nước đường, để nguội.
- Phô mai viên béo thần thánh đã xong, giờ thì pha trà sữa thơm ngon, thả phô mai vào với số lượng tùy thích. Cắn nhẹ viên phô mai, uống kèm 1 ngụm trà sữa mát lạnh giữa trưa hè nóng bức. Các fan trà sữa tha hồ nhăm nhi thạch phô mai viên mà không cần lo tốn nhiều tiền nữa rồi nha. Chúc các bạn thành công.

16. Thạch cafe
Công thức 1: 
Nguyên liệu: 
- 250g đường
- 80g bột galetin
- 4 thìa cà phê

Cách làm: 
- Chọn cafe pha phin hay cafe hòa tan đều được.
- Cho bột galetin hay bột rau câu (theo liều lượng trên bao bì) vào nồi nước sạch và đun lửa vừa. 
Lưu ý: cho lượng ít nước lại một chút để hạt thạch cứng và dai hơn. Thường mỗi gói bột rau câu nhỏ từ 1,5 đến 2 lít nước thì bạn cho tầm 1 lít là được.
- Đun sôi hỗn hợp cùng đường và sau đó đổ cafe vào khuấy đều. Đợi hỗn hợp thạch sôi đều thì tắt bếp và cho ra tô hoặc hộp để nguội rồi cho vào ngăn mát.
- Đến khi dùng bạn chỉ cần cắt hạt lựu nhỏ như ngoài quán trà sữa thế là xong.

Công thức 2:
Nguyên liệu:
- Bột rau câu 70 gr
- Đường trắng 400 gr
- Nước cốt dừa 1/2 lon
- Sữa đặc 1/2 hộp
- Bột cà phê 10 gr

Cách làm:
- Đun 3 lít nước cùng với bột rau câu và 400gr đường (lượng nước có thể cho theo công thức trên gói bột rau câu, thường thì mình cho nhiều nước hơn 1 chút để thạch được trong), khuấy đều tay khi đang đổ bột vào nước.
- Khi sôi, hỗn hợp sẽ có nổi lên bọt trắng, bạn nhớ vớt bột trắng ra để thạch được trong và không bị rỗ.
- Hòa tan bột cà phê với 100ml nước nóng, khuấy đều cho bột cà phê tan hoàn toàn. Đổ nửa hộp sữa đặc, nửa hộp nước cốt dừa và cà phê vào 1 cái tô lớn, trộn đều lên để sữa và cà phê hòa tan vào nhau.
- Cho hỗn hợp cà phê ở bước 3 vào hỗn hợp rau câu, khuấy đều thêm 2 phút.
- Tắt bếp, để hỗn hợp hơi nguội, rót vào từng khuôn nhựa hoặc khay, để nguội. Cho rau câu vào ngăn mát tủ lạnh để 1 - 2 giờ là xong.

17. Thạch trà xanh

Nguyên liệu:
– 250g đường
– 80g bột galetin
– 4 thìa bột trà xanh

Cách làm: 
- Hòa bột galetin vào nước (liều lượng nước có trong bao bì, nếu muốn thạch giòn hơn thì bớt ít nước lại), thêm đường rồi đun sôi.
- Sau đó đổ bột trà xanh mua sẵn vào trong nồi và đun sôi thêm lần nữa. Đổ hỗn hợp thạch ra tô hoặc hộp để nguội và bỏ vào tủ lạnh để thạch đông lại.
- Khi dùng chỉ cần cắt hạt lựu hoặc theo ý thích là được.

18. Thạch sương sáo
Nguyên liệu: 
- 01 gói bột thạch sương sáo loại 50g
- 900ml (tương đương 900 gram) nước
- 50 gram đường tinh (đường trắng), có thể ít hơn tùy khẩu vị
- Xoong có dung tích khoảng 2 lít, tô thủy tinh/thố nhựa, thìa khuấy, dao cắt lượn sóng/răng cưa (loại hay cắt rau củ quả)

Cách làm:
- Trên gói có hướng dẫn cách nấu 1 gói 50g + 1 lít nước, nhưng để sương sáo cứng và giòn như mong muốn thì bạn phải giảm lượng nước lại còn khoảng 900 ml.
- 900ml nước: cho 1/2 vào nồi, 1/2 còn lại cho vào tô thủy tinh/thố nhựa.
- Mở gói bột cẩn thận và nhẹ nhàng vì bột rất dễ bay tung bụi mù mịt nếu mạnh tay.
- Cho toàn bộ 50g đường + 50g bột sương sáo vào tô nước, dùng thìa khuấy đều cho đến khi bột tan. Tiếp tục để thêm khoảng 15′ cho bột nở đều.
- Mọi người lưu ý ở công đoạn này, nước phải ở nhiệt độ thường, đừng lạnh quá hoặc nóng quá.
- Đổ hỗn hợp bột thạch vào xoong nước. Đặt lên bếp, lửa vừa, khuấy đều tay và liên tục. Phải khuấy đều liên tục để bột sương sáo chín đều.
- Trong vòng 10 phút, Thạch sẽ từ dạng lỏng, sánh dần, nặng tay, không mịn màng. Lúc này vẫn phải khuấy tiếp. Tiếp tục khuấy đều khoảng vài phút, hỗn hợp sẽ mịn màng và lỏng trở lại. Khi thấy thạch mịn rồi, tiếp tục khuấy trên bếp khoảng 2′.
- Tắt bếp, đổ ra khuôn ngay lập tức hoặc để nguyên trong nồi (nếu cắt sợi/hạt lựu). Thạch rất nhanh đông nên thao tác phải nhanh. Thạch khi để nguội sẽ đông và cứng lại, có thể dễ dàng tách ra khỏi khuôn.
- Đến khi thạch nguội, có thể xắt hạt lựu, hoặc sợi. Cắt bằng dao gợn sóng nhìn sẽ bắt mắt hơn.

19. Thạch găng
Nguyên liệu:
- 50g lá thạch găng rừng phơi khô: cần được nhặt sạch sẽ kĩ lưỡng vì nó thường lẫn với gai. Bạn đừng nhầm với lá sương sâm nhé dù lá sương sâm cũng vò ra thạch màu xanh.
- 3,5 lít nước đun sôi để nguội và chiếc nồi miệng rộng đủ lớn để chứa từng đó nước.
- 150ml nước vôi trong (bạn tôi vôi sống vào nước lọc để lấy 50g vôi tôi, khuấy vôi tôi hòa đều vào nửa lít nước lọc, để qua đêm cho lắng các cặn vôi xuống, phần nước trong ở trên có thể soi gương in bóng được, hớt bỏ váng, lấy 200ml nước trong để dùng pha cùng thạch sau khi đã vò xong).
- 100g đường vàng đun hơi sánh trong 200ml nước.
- Một chút tinh dầu chuối (nếu thích) và 1 túi vải để lọc thạch.

Cách làm: 
- Rửa sạch lá găng, tráng qua nước lọc và để ráo nước. Khi vò thạch găng, bạn đổ nước vào nồi sao cho khi đặt chiếc rá trên miệng nồi thì đáy rá vừa chạm vào mặt nước. Vò thạch bằng cách nắm lá thạch sát vào rá cho lá mau nát. Vò chừng 7 phút như vậy bạn đổ nốt số nước còn lại vào và vò sát lá trong nước cho mau thôi hết chất thạch vào nước. Bạn vò đều tay và đều lá chừng 10' - 15' là được.
- Vắt kiệt nước khỏi bã lá găng, nước lọt qua rá xuống nồi có rất nhiều bọt nhưng chẳng bao lâu bọt sẽ tan biến hết, khá nhiều lá vụn cũng lọt xuống theo. Nhiều người cho lá găng vào máy xay sinh tố xay cho mau vụn nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì cách làm thạch găng thủ công vò tay vẫn được thạch ngon hơn.
- Nếu bạn dùng nhiều lá hơn, thạch sẽ đông đặc hơn nhưng khi làm bạn phải vò nhanh tay hơn và rút ngắn thời gian lại, nếu không thạch sẽ đông khi chưa kịp lọc. Lọc nước thạch đã vò qua một túi vải, bạn cần làm nhanh tay.
- Rót 150ml nước vôi trong vào nồi thạch đã lọc và khuấy đều rồi để lắng tự nhiên, chừng 1 tiếng sau là thạch đông dẻo ở nhiệt độ thường. Cất nồi thạch vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn sẽ không cần phải cho đá vụn, như thế thạch cũng đỡ nhạt.
- Khi ăn bạn dùng muôi/thìa to, nông và mỏng thành để múc thạch. Khi múc bạn hớt những miếng thạch to kéo dài, tránh múc vụn thạch ở từng góc nhỏ, như thế thạch sẽ đỡ chảy nước. Rót nước đường đủ ngọt để khuấy đều cùng thạch, không nên khuấy nhiều quá làm thạch chảy nước.

20. Thạch khoai môn (hoặc khoai lang tím)
Nguyên liệu:
Bột nếp : 100g
Bột gạo : 20g
Nước : 60ml
Khoai môn (hoặc khoai lang tím) hấp : 5 củ

Cách làm: 
Bước 1: Bột gạo, bột nếp và muối trộn chung trong một cái tô, sau đó cho khoai vào nhồi thật kỹ, kế đến cho thêm nước sôi từ từ vào nhồi chung, nhồi khoảng 10 phút là bột sẽ mịn và dẻo. (Nếu bột hơi khô thì các bạn cho thêm chút nước nhé).
Bước 2: Viên bột thành những viên nhỏ.
Bước 3: Cho hết phần nước đường gồm có nước cốt dừa, muối, đường và 50ml nước lạnh vào nồi nấu sôi. Khi nước cốt dừa sôi hạ nhỏ lửa để đường tan.
Bước 4: Nấu một nồi nước sôi, cho tất cả các viên bột vào luộc. Khi những viên bột nổi lên các bạn vớt ra cho vào thau nước lạnh. vậy là chúng ta đã hoàn thành rồi.

21. Thạch dừa
Nguyên liệu:
- Bột rau câu (loại bột rau câu con cá dẻo 10g)
- 1,5 lít nước dừa tươi
- 150g đường phèn
- 200ml nước cốt dừa
- Dừa còn nguyên quả để đựng thạch (có thể dùng ly hoặc khuôn tuỳ thích)

Cách làm:
- Cho nước dừa vào nồi sau đó đổ rau câu từ từ vào trong nồi.  Đun hỗn hợp bột trên và khuấy thật đều tay. Chú ý khi cho rau câu vào thì phải khuấy đều lên tục để tránh rau câu bị đóng cục. 
- Đun sôi hỗn hợp bột trên với đường phèn và quấy thật đều tay. Sau khi đun khoảng 10 phút, bột thạch rau câu tan hoàn toàn trong nước thì đổ thạch còn nóng vào quả dừa. 
- Để lại một chút nước thạch trong nồi và tiếp tục đn đến khi thạch không đông thì đổ nước cốt dừa vào và khuấy đều. Không nên để lâu vì nước cốt dừa có thể sẽ làm thạch rau câu bị hư. 
- Sau khi lớp thạch trong trái dừa se lại, đổ lớp thạch vừa hòa với nước cốt dừa lên trên. 
- Để nguội và cho thạch dừa vào tủ lạnh dùng dần. 

22. Đậu đỏ 
Nguyên liệu:
- 225g đậu đỏ 
- 1l nước 
- 225g đường cát 
- 5ml tinh chất vanilla 
- Môt chút muối 

Cách làm: 
Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch đậu đỏ với nước.
Bước 2: Trút đậu đã rửa sạch vào nồi có đáy dày, thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Sau đó, giảm lửa tới mức thấp nhất và đun đậu sôi liu riu thêm 1 tiếng nữa.
Bước 3: Khi kiểm tra thấy đậu đã chín mềm, ta đổ ra rây, chắt bỏ nước. Tiếp đó, cho đậu vào nồi và thêm đường, tinh chất vanilla, muối vào rồi trộn đều nhẹ tay.
Bước 4: Bây giờ, đun phần đậu đã nêm đường trên lửa nhỏ khoảng 5 phút. Bạn nhớ đừng đậy nắp và khuấy nhẹ tay nhé. Sau đó, tắt lửa, để nguội và đặt phần đậu hầm này vào tủ lạnh.

23. Thạch trái cây pha lê
Nguyên liệu:
250ml nước
4-5 muỗng đường
1/2 muỗng cafe bột rau câu trong
Trái cây

Cách làm:
- Hoà bột rau câu và đường, đun nước sôi .
- Từ từ cho bột rau câu & đường vào khuấy liên tục. Bắc nồi xuống để nguội 3-5 phút
- Cắt nhỏ trái cây yêu thích: dâu, mít, kiwi, dưa… Cho trái cây ra khuôn, đổ thạch đã nấu vào quá chiều cao của lỗ 1 tí, sau đó đậy nắp khuôn lại chờ đông trong 1-2 giờ.
- Lượng thạch nấu được dùng cho 10 viên thạch tròn. Nếu khuôn lớn hơn, nhiều lỗ hơn bạn nhân thêm công thức nhé.

24. Thạch chanh dây
Nguyên liệu:
- Nước
- Bột rau câu
- Chanh leo
- Chanh tươi
- Đường

Cách làm:
Bước 1: Cắt đôi quả và dùng thìa lọc lấy nước chanh leo vào một âu vừa, sau đó vắt chanh tươi vào, (chú ý phải bỏ hạt) cho thêm 80 gram đường và khuấy đều.
Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi, đổ nước vào cùng với bột rau câu. Đun lửa nhỏ cho đến khi bột rau câu tan hoàn toàn (mất khoảng 2 – 3p).
Bước 3: Cho hỗn hợp chanh đường vào nồi rau câu đang đun. Khuấy đều. Đợi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
Bước 4: Đổ hỗn hợp vào khuôn hoặc khay cho nguội và để đông trong tủ lạnh.

25. Thạch nho
Nguyên liệu:
- 1 bát nho tím
- 300ml nước
- 6g bột gelatin
- 50g đường

Cách làm: 
- Lấy khoảng 2 thìa nhỏ bột gelatin ngâm vào 30ml nước cho ngấm. Để 10 phút.
- Nho rửa sạch, cắt bỏ cuống, dùng mũi dao tách đôi quả gạt bỏ hết hạt. Cho chỗ nho tím vào nồi, thêm 300ml nước, đun cho đến khi nước sôi, dùng thìa dầm nát quả nho. Vớt hết vỏ bỏ đi. Tắt bếp.
- Cho gelatin vào nồi khác, thêm 50g đường, đặt lên bếp đun nóng, đổ một nửa chỗ nước nho tím lúc nãy vào, đun sôi, khuấy đều cho gelatin và đường tan hết. Tắt bếp nhấc xuống.
- Đổ nốt chỗ nước nho còn lại vào nồi thạch, khuấy đều lần nữa.
- Đổ nước thạch vào khuôn hoặc tô – ly . Để thật nguội rồi cho vào tủ lạnh. Nếu muốn mau nguội bạn có thể ngâm vào nước lạnh. Ướp lạnh khoảng 3 giờ cho thạch hoàn toàn đông lại là dùng được. Cuối cùng là cắt hạt lựu khi dùng nhé.

26. Thạch dưa hấu
Nguyên liệu:
Dưa hấu: 1 quả
Bột thạch 20g
Đường trắng
Nước lọc

Cách làm:
- Cho bột thạch vào 1 bát nước nhỏ rồi khuấy đều
- Dưa hấu cắt đôi lấy nửa quả, dùng thìa nạo hết ruột đỏ ra một cái bát. Phần thịt quả và nước dưa hấu khoảng được 300ml là vừa.
- Cho phần ruột dưa hấu vừa nạo vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm đường đến độ ngọt mà bạn muốn. Khuấy đều.
- Đổ bát nước thạch đã chuẩn bị vào nồi đun sôi, để nhỏ lửa và khuấy cho bột tan hết. Cho bát nước dưa hấu vừa xay vào, khuấy đều lại, đun thêm 1 phút rồi tắt bếp.
- Nhấc nồi thạch xuống, để nguội bớt rồi đổ vào khay hoặc tô sạch.
- Để nguội hẳn thì cho vào tủ lạnh trong 2 – 3 giờ cho đông thành thạch và mát lạnh. Cắt hạt lựu khi ăn kèm trà sữa.

27. Thạch cam
Nguyên liệu:
- 1kg cam tươi
- 30g bột làm thạch
- Đường (tùy thích)

Cách làm: 
Bước 1: Cam bóc sạch vỏ lấy phần thịt quả, cho vào một thố lớn rồi ép lấy nước, lọc bỏ hạt và bã.
Bước 2: Đổ nước cam ép vào nồi, bắc lên bếp đun với lửa vừa và mở nắp.
Bước 3: Từ từ đổ bột thạch đã hòa tan với nước ấm vào, vừa đổ vừa khuấy đều cho bột thạch và nước cam quyện đều. Có thể thêm chút đường (tuỳ khẩu vị). Đun đến khi nước cam sôi thì tắt bếp, để cho nước cam nguội bớt.
Bước 4: Đổ hỗn hợp nước thạch cam ra khay hoặc tô to, để nguội rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng vài tiếng cho thạch đông lại hoàn toàn là được.

28. Thạch xoài
Nguyên liệu:
– 1 kg xoài chín.
– 120gr đường.
– 250ml nước.
– 2 quả chanh.
– 5gr bột thạch rau câu.

Dụng cụ:
– Xoong, âu lớn, muỗng, máy xay sinh tố.

Cách làm:
Bước 1: Xoài chín gọt vỏ, cắt thành từng miếng vuông nhỏ.
Bước 2: Cho xoài và đường vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Bước 3: Hòa bột thạch rau câu với nước, sau đó đun trên bếp cho đến khi thấy nước thạch nổi những bong bóng nhỏ li ti là được.
Bước 4: Đổ hỗn hợp xoài đã xay nhuyễn vào nước thạch, khuấy đều, đun đến khi hỗn hợp nóng lên chứ không sôi thì cho tiếp nước cốt chanh vào.
Bước 5: Đổ ra khuôn, để nguội bớt rồi cất vào tủ lạnh đến khi thạch đông lại thì có thể lấy ra thưởng thức.

29. Bánh Pudding 
Nguyên liệu:
Sữa tươi không đường: 220ml
Gelatin: 5g
Trứng gà: 1 quả
Vani: 3 ml
Đường: 50g
Kem phô mai: 50g
Bột trà xanh: 5g

Cách làm: 
Bước 1: Ngâm gelatin với nước khoảng 15 phút rồi vớt ra. Trong thời gian này hòa lòng đỏ trứng gà với kem phô mai. Đánh nhẹ hỗn hợp này cho đến khi hỗn hợp mịn và có màu vàng nhạt.
Bước 2: Cho bột trà xanh, sữa, đường vào nồi và khuấy đều. Đun trên bếp cho đến khi sữa nóng già thì tắt bếp. Cho lá gelatin vào hỗn hợp sữa khi đang nóng thì gelatin sẽ tan hoàn toàn. Lọc lại hỗn hợp trà xanh qua rây để hỗn hợp được mịn hơn.
Bước 3: Cho vào hỗn hợp trà xanh một ít vani rồi hòa hỗn hợp trà xanh với trứng gà. Khuấy đều rồi đổ vào những chén nhỏ. Để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng để bánh đông lại.

(Tham khảo thêm cách làm Pudding: http://www.congaivanhungdieunhoxinh.com/2017/05/cong-thuc-30-mon-pudding-mem-min-thanh-mat-thom-ngon.html)

30. Đào ngâm
Nguyên liệu:
- Hũ thuỷ tinh
- Nồi to
- Khăn khô sạch
- Đào tươi
- Đường và nước (theo công thức bên dưới)

Cách làm:
- Chọn mua đào: Chọn đào vừa chín tới, vỏ đỏ, ngọt thịt và quan trọng là ruột vàng.
- Diệt khuẩn lọ/hũ: Khử trùng lọ dùng để ngâm là bước cần thiết vì sẽ giúp bạn bảo quản đc lâu hơn bằng cách: đun nước sôi, thả lọ thuỷ tinh vào luộc 10 phút.
- Rửa và bóc vỏ đào: Đun nước sôi và chần đào để dễ bóc vỏ. Muốn bóc vỏ được đẹp và nhanh bạn nên rạch đường chữ thập bên dưới đít quả đào. Chần trong 1 phút, nếu trái to hơn có thể đợi thêm 40s sau đó vớt ra thả vào nước có ngâm đá lạnh và lột vỏ đào.
- Nấu nước đường: Đun nước và thêm đường vào nấu với lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đường tan. Đun nóng nước đường nhưng không làm cho quá sôi.
Light (400g đường và 1.5 lít nước): dành cho các loại trái cây ngọt sẵn. Syrup dạng này có vị ngọt nhẹ, hơi loãng. Medium (600g đường và 1.5 lít nước): dành cho những trái vừa ngọt vừa chua. Ngọt hơn Light và hơi sệt. Heavy (800g đường và 1.5 lít nước): dành cho trái cây chua. Khá sệt và rất ngọt.
- Cắt đào thành lát có kích cỡ mà bạn thích. Thêm cỡ 1/4 cup nước chanh vào đào để giữ đào không bị đen.
- Ngâm đào: Xếp đào vào hũ và đổ nước đường vào chừa khoảng 2-3cm khoảng trống. Dùng 1 con dao lách quanh hũ để đảm bảo nước đổ đầy các khoảng trống và làm giảm bọt khí. Sau đó lau sạch miệng hũ rồi đậy nắp lại. Nấu 1 nồi nước nóng, thả cẩn thận hũ vào nồi nước nóng. Sao cho nước dâng cao qua nắp hũ 1cm nấu trong 10 phút sau đó vớt hũ ra để nguội tự nhiên. Thời gian ngâm phụ thuộc vào thể tích lọ và nồi của bạn lớn hay bé. Bước này giúp hút hết không khí trong lọ, sau này bạn mở lọ được dễ dàng.


Girlandlittlething
(Tổng hợp)

0 comments :