Tuesday, June 13, 2017

Cách làm 15 thức uống dân gian giải nhiệt đúng chất "ngon, bổ, rẻ"

Một ly nước mát vừa ngon, vừa rẻ, vừa dễ làm đập tan cơn khát trong những ngày nắng nực, tăng cường sức khỏe, sảng khoái, vui tươi...Quá đã phải không nào!!!

1. Nước gạo rang
Nguyên liệu: 
100g gạo tẻ thơm
50g đậu phộng (lạc)
50g đậu xanh nguyên vỏ
180g đường

Cách làm: 
- Đậu phộng cho vào chảo, đem rang vàng. Sau đó đổ ra rổ có lót sẵn giấy hoặc vải đem ủ cho róc vỏ.
- Tương tự cũng đem rang vàng đậu xanh.
- Trong khi chờ lạc, đậu xanh nguội thì đem rang gạo, để lửa nhỏ, và đảo đều tay để gạo không bị cháy, cho tới khi gạo vàng thì tắt bếp.
- Đậu phộng nguội, đem xát sơ để bỏ hết vỏ đậu phộng.
- Cho đậu phộng vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Thực hiện tương tự với đậu xanh và gạo rang.
- Trộn đều đậu xanh, đậu phộng và gạo rang với nhau.
- Đổ hỗn hợp vào nồi, thêm 1,5l nước, khuấy đều. Đặt lên bếp đun sôi.
- Khi hỗn hợp sôi, lọc qua rây để loại bỏ bã.
- Đổ đường vào nồi nước gạo rang, đun sôi trở lại sau đó để nguội.
- Đặt vào tủ lạnh dùng mát hoặc thêm đá nếu muốn. Lượng đường cho vào nước gạo rang cũng có thể gia giảm tuỳ thuộc vào khẩu vị của mỗi nhà.

2. Nước nha đam đường phèn
Công thức 1:

3. Nước Atiso lá nếp (lá dứa)
Nguyên liệu:
- 3-4 bông atiso
- 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
- Vài viên nhỏ đường phèn.

Cách làm:
Bước 1: Bông atiso rửa sạch, cắt bỏ phần cuống.
Bước 2: Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn và cột lại.
Bước 3: Cho bông atiso vào nồi, thêm lá nếp và nước lạnh đổ ngập mặt bông atiso, đun sôi. Vì thời gian hầm bông atiso khá lâu, để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng nồi áp suất, hay nồi ủ, ủ khoảng 4-5 tiếng đến khi bông atiso mềm, ra hết chất ngọt.
Bước 4: Nếu dùng nồi thường để đun thì đun từ 1 đến 1,5 tiếng, thỉnh thoảng cạn nước bạn châm vào một ít nước lạnh và tiếp tục đun sôi.
Bước 5: Khi bông atiso đã ra hết chất ngọt, bạn vớt bỏ bông ra đĩa, thêm vài viên đường phèn, tiếp tục đun cho tan hết đường, để nguội cho vào bình, cất vào tủ lạnh dùng dần.
Bước 6: Phần bông atiso sau khi hầm, bạn có thể ngắt cánh và ăn phần phía dưới cánh (như mũi tên trong hình) và phần nhụy của bông.

4. Trà bí đao


5. Nước rau má đậu xanh
Nguyên liệu: 
Rau má 300g
Đường cát
Đậu xanh cà vỏ 200g
Nước lọc 1 lít

Cách làm: 
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước nóng khoảng 2-8h cho mềm, sau đó cho nước xâm xấp vào nồi nấu nhừ.
- Rau má xắt nhỏ, cho cùng nước lọc vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
- Cho đậu xanh, đường vừa khẩu vị vào máy xay sinh tố, đổ nước rau má đã lọc vào xay đến khi đậu xanh mịn là được. Đổ ra ly, cho đá lạnh vào, thưởng thức món nước rau má đậu xanh ngay thôi nào!

6. Nước đậu đỏ nha đam & Nước hoa cúc nhãn nhục

7. Nước dừa sương sáo
Nguyên liệu:
25g sương sáo
100g đường phèn
1 lít nước dừa
100g bột năng
10ml nước cốt lá dứa
Hạt é
Nước cốt dừa (nếu thích)

Cách làm: 
Bước 1: Cho 25g sương sáo cùng 500ml nước vào nồi, khuấy đều cho tan. Để yên trong 5 phút.
Bước 2: Đặt lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều tay để sương sáo không bị vón cục.
Bước 3: Sương sáo sôi thì vặn nhỏ lửa, đợi 3 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Đổ sương sáo ra khay, đợi nguội đem bỏ tủ lạnh qua đêm cho sương sáo đông.
Bước 5: Lấy 50g bột năng, trộn cùng nước cốt lá dứa sau đó cho vào chảo chống dính, đun cho đến khi khối bột quánh lại.
Bước 6: Cho bột ra mặt phẳng, thêm 50g bôt năng còn lại vào nhào kỹ để được khối mịn.
Bước 7: Dùng cây cán bột cán phẳng, sau đó cắt thành từng sợi dài.
Bước 8: Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi, thả phần sợi lá dứa vào, khi sợi trân châu nổi lên mặt nước thì vớt ra.
Bước 9: Chuẩn bị sẵn 1 tô nước đường, thả sợi trân châu lá dứa vào ngâm cho khỏi dính.
Bước 10: Hạt é ngâm trong nước cho nở.
Bước 11: Nước dừa và đường phèn cho lên bếp đun sôi, có thể hòa thêm chút nước cốt dừa nếu muốn tăng vị thơm béo. Sau đó để nguội.
Bước 12: Sương sáo lấy ra, cắt miếng vừa ăn. Cho sương sáo, hạt é, sợi trân châu lá dứa vào ly sau đó chan nước dừa và bỏ đá vào là có thể thưởng thức.

8. Nước chanh sả & Nước chanh vani & Nước chanh siro dâu 

9. Nước đậu xanh
Nguyên liệu: 
200g đậu xanh nguyên hạt
120g đường phèn
40g đường cát
7g bột rau câu
1 nắm lá dứa
1 chút xíu muối

Cách làm: 
- Đậu xanh cho vào ngâm nước cho mềm. Thời gian ngâm chừng 4-5 giờ.
- Cho đậu xanh vào nồi hầm, đổ khoảng 1 lít nước vào ninh.
- Lá dứa rửa sạch, bớt lại khoảng 3 – 4 lá còn lại đem xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Trộn đường cát với bột rau câu. Đun 500ml nước, khi nước sôi đổ hỗn hợp đường bột rau câu vào, khuấy đều. Đợi sôi trở lại thì đổ nước cốt lá dứa vào đun sôi rồi tắt bếp.
- Đổ thạch lá dứa ra khuôn hoặc bát để nguội thì cho vào tủ lạnh đợi đông.
- Đậu xanh sau khi ninh nhừ, đợi nguội, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Đổ qua rây lọc bỏ bã ta thu được sữa đậu xanh.
- Đặt nồi sữa đậu xanh lên bếp, cho đường phèn, muối vào, khuấy tan, đun cho sữa sôi thì tắt bếp, để nguội.
- Thạch rau câu đông thì mang ra cắt miếng vuông.
- Khi ăn múc sữa đậu xanh ra ly, bỏ thạch vào cũng có thể thêm đá cho mát hoặc để sẵn sữa đậu xanh trong tủ lạnh cho mát.

10. Nước rau diếp cá đậu xanh
Nguyên liệu:
- Diếp cá
- Đỗ xanh đã xát vỏ
- Đường (định lượng tùy theo khẩu vị của bạn).

Cách làm:
Bước 1: Diếp cá rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngắt bỏ bớt cọng cứng, để rau lên rổ cho ráo nước.
Bước 2: Đỗ xanh đãi sạch, ngâm đỗ vào thố nước ấm, ngâm khoảng 1 tiếng, sau đó đem hấp chín. Bạn có thể hấp nhiều đỗ xanh, chia nhỏ, cho vào ngăn đá cất dùng dần, khi dùng chỉ đem ra rã đông là có thể dùng và vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.
Bước 3: Tiếp theo cho diếp cá vào máy sinh tố, thêm nước, tùy theo bạn thích uống loãng hay đặc, xay thật mịn, lọc qua rây bỏ bã.
Bước 4: Phần nước diếp cá, bạn có thể cho vào bình sạch, để vào tủ lạnh.
Bước 5: Xay đỗ xanh với một chút đường.
Bước 6: Khi dùng, bạn lấy một ít đỗ xanh, thêm đường, nước diếp cá đã xay, xay thật mịn một lần nữa để đỗ xanh và đường tan, rót ra cốc, thêm đá lạnh, dùng lạnh.

11. Nước mơ

12. Nước sen
Nguyên liệu:
- 1 củ sen
- 5 đài sen tươi hoặc hạt sen khô
- Lá dứa, đường phèn.

Cách làm:
Bước 1: Củ sen gọt vỏ thái khoanh tròn mỏng. Hạt sen bỏ vỏ và tâm sen.
Bước 2: Đặt 1 lít nước lên bếp, thêm lá dứa. Nước sôi cho phần củ sen vào nấu trong 20 phút.
Bước 3: Cho hạt sen tươi vào nồi, thêm đường phèn theo khẩu vị ngọt của gia đình.
Bước 4: Tiếp tục nấu thêm 10 phút tắt bếp. Để nguội cho vào ly để tủ lạnh uống dần.

13. Nước dừa quất
Nguyên liệu:
- 1-2 quả dừa non
- 3-4 quả quất hay còn gọi là quả tắc, nếu quả bé bạn dùng 5-6 quả
- Đá viên, một ít muối.

Cách làm:
Bước 1: Dừa tươi mua về, đổ nước dừa ra bát lớn.
Bước 2: Quất rửa sạch, để ráo, cắt làm đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước quất để riêng, phần vỏ bạn giữ nguyên để cho vào cốc nước dừa cho thơm.
Bước 3: Phần quả dừa sau khi bổ lấy nước, bạn dùng thìa múc phần cùi dừa non để riêng.
Bước 4: Cho cùi dừa, nước dừa vào cốc, thêm một ít muối và chế phần nước quất vào, vừa chế vừa dùng thìa khuấy đến khi phần nước dừa có vị chua vừa ý thì dừng. Cho phần vỏ quất đã vắt nước vào cốc nước dừa. Bạn có thể thêm đá viên vào cốc, thêm đường nếu nhạt.

14. Nước hạt é mủ trôm
Nguyên liệu:
- 1 thìa canh hạt é
- 1 hộp thốt nốt 700g
- 1 thìa canh mủ trôm khô
- Ít quả quất (quả tắc)
- Si rô dâu, đá bào, trái cây trang trí
- Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu ở siêu thị hay quầy thực phẩm đồ khô.

Cách làm:
Bước 1: Hộp thốt nốt đổ ra bát, bạn giữ nguyên cả phần thốt nốt và phần nước đường đi kèm. 
Bước 2: Hạt é đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 10 phút cho nở, đổ ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Mủ trôm khô ngâm vào âu nước ấm từ 10 đến 12 tiếng cho nở bung ra và dùng tay gỡ bỏ phần cát cho thật sạch, giữ lại phần trắng đã nở bung. Nếu không dùng thốt nốt đi kèm, bạn có thể đun nước với đường phèn, để nguội và pha với mủ trôm, hạt é.
Bước 4: Khi dùng bạn lấy thìa múc một ít mủ trôm, hạt é và thốt nốt vào cốc, thêm đá lạnh và vắt vào vài giọt nước quất. Trang trí thêm xi rô dâu và trái cây, dùng lạnh. 

15. Nước gạo lứt
Nguyên liệu: 
- 1 kg gạo lứt
- Muối
- Nước lọc

Cách làm: 
*Rang gạo lứt:
- Gạo lứt không rửa qua nước lạnh, chỉ nhặt bỏ những hạt bị sâu, mối mọt…
- Dùng chảo lớn đặt lên bếp, để lửa to cho chảo nóng thì đổ gạo lứt vào.
- Vặn lửa nhỏ bớt rồi đảo đều gạo lứt trên chảo cho đến khi hạt gạo có màu sậm hơn, săn lại và mùi thơm thì tắt bếp. Thông thường bạn cần rang từ 5 đến 7 phút, chú ý đảo gạo liên tục để không bị cháy.
- Gạo rang xong bạn để nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh sạch.
*Làm nước gạo lứt bằng cách đun:
- Đong 1 chén đầy gạo lứt (chén uống trà) đổ vào nồi.
- Thêm 3 lít nước vào nồi và 2 thìa cà phê muối.
- Đun nồi gạo lứt trên lửa to đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Tiếp tục đun đến khi gạo chín mềm thì tắt bếp.
- Đợi nước gạo lứt nguội thì dùng rây lọc hết hạt gạo đi. Cho nước vào bình sạch, bảo quản trong tủ lạnh để uống dần. Nước gạo lứt sau khi chế biến có thể để được tối đa 2 ngày trong tủ lạnh.
*Làm nước gạo lứt bằng phương pháp hãm:
- Nếu không muốn đun gạo lứt lấy nước, bạn có thể dùng cách hãm gạo lứt lấy nước để tiết kiệm thời gian nhé.
- Lấy khoảng 50g gạo lứt cho vào bình giữ nhiệt hoặc phích.
- Đổ thêm khoảng 800ml nước vừa đun sôi vào bình. Đóng chặt nắp rồi để trong khoảng 1 đến 2 giờ là uống được.
Thành phẩm: Nước gạo lứt rất thơm, mát dịu và dễ uống. Nếu thích uống ngọt một chút thì bạn có thể thay muối bằng đường nhé. Tuy nhiên, để giảm cân thì tốt nhất bạn không nên cho đường vào nước gạo. Loại nước này bạn có thể làm để cả gia đình cùng uống vì rất tốt cho sức khỏe.


Girlandlittlething
(Sưu tầm & Tổng hợp)

0 comments :