Monday, August 22, 2016

Tổng hợp 24 bài thuốc chữa ho từ nguyên liệu thiên nhiên

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 24 công thức điều chế thuốc trị ho hiệu quả với nguyên liệu 100% thiên nhiên. 


Tuỳ vào tình trạng bệnh và đặc điểm của cơ thể để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!

1. Chanh đào ngâm mật ong, đường phèn


Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay người tiêu hóa kém nên hấp trước khi dùng.

2. Tỏi hấp mật ong


- Cách làm: 4-5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được.
- Sau đó để nguội, uống từ 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

3. Gừng hấp mật ong


- Cách làm: Vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam), mỗi loại từ 5-10g, cùng 3 quả ô mai, 30g mật ong. Cho tất cả vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày.
- Uống nước gừng mật ong lúc còn ấm, bã gừng ngậm như mứt gừng. Có thể làm một lần để tủ lạnh rồi làm ấm trước khi dùng.

4. Quất (trái tắc) ngâm mật ong


- Cách làm: Quất khoảng 500g, mật ong 200ml. Quất rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng miếng mỏng, bỏ hạt. Sau đó, xếp từng lát quất vào lọ thủy tinh, xen kẽ giữa các lớp quất các bạn đổ mật ong lên sao cho mật ong phủ kín quất. Để vài ngày quất sẽ ra nước hòa quyện với mật ong.
- Có thể ngậm trực tiếp cả miếng quất và nước quất mật ong trong miệng một lúc rồi nhai, nuốt. Hoặc hòa nước quất mật ong với nước ấm uống dần ngày 3-4 lần tùy thuộc vào ho nặng hay nhẹ.

5. Nghệ hấp mật ong


Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Có thể dùng luôn cả xác nghệ thì càng tốt. 

6. Lê hấp mật ong


Nguyên liệu:
- Lê: 1 quả, nếu quả nhỏ thì dùng 2 quả
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Tỏi: 3 tép (chỉ áp dụng tỏi nếu ho có đờm và mũi đặc lại, màu xanh, còn nếu ho khan, nước mũi loãng thì không dùng tỏi)
- Muối hạt: ½ muỗng cafe
- Đường phèn: 2 muỗng cafe
- Mật ong: Đổ cho vừa ngấm hết các miếng lê.

Cách làm:
- Gọt vỏ lê, bổ lê thành từng miếng nhỏ để lê dễ ngấm mật ong và thảo dược. Cho lê vào bát nhỏ.
- Gừng gọt vỏ, bào sợi.
- Tỏi đập dập
- Trộn lê chung với gừng, tỏi, muối, đường phèn và mật ong rồi đem hấp cách thủy
- Khi hấp, đổ phần nước sao cho nước ngập ngang nửa bát lê, rồi đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ, đậy nắp nồi lê rồi hấp đúng 30 phút.
- Khi lê đạt, mở vung nồi sẽ thấy mật ong sủi bọt rất nhẹ, lăn tăn thôi – gần như không nhìn thấy. Miếng lê mềm, tất cả các nguyên liệu đều ra nước và hòa tan vào nhau, các bạn dùng đũa đảo đều, sẽ thấy phần nước cao ngập hết lê, có mùi thơm thảo dược rất dễ chịu.
- Lấy bát lê ra, có thể ăn lê này để giải cảm, hạ sốt rất hiệu quả.
- Phần nước lê ngày uống 2 đến 3 lần mỗi ngày để giảm ho, hết sốt và giảm nước mũi chảy. Sau 3 đến 4 ngày mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên đi khám ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín.

Lưu ý khi dùng mật ong
Mật ong rất tốt cho phổi, cho người bị đau họng, khản tiếng, ho có đờm… Tuy nhiên nếu bạn đang dùng các loại thuốc trị sốt, chữa cảm lạnh thì không nên dùng mật ong mà chờ đến khi ngưng thuốc. Tương tự như vậy, các loại kẹo ngậm hay siro chữa ho… cũng không nên dùng kết hợp với mật ong nếu không bệnh sẽ càng nặng. Vì thành phần của mật ong gồm các chất đường gồm fructozơ, glucozơ, saccharozơ, dextrin và rất nhiều loại axit, enzyme, vitamin…nên với người lớn liều dùng không quá 20-50g/ ngày cho các bệnh suy nhược thần kinh, ho khan, viêm họng.
Còn với trẻ nhỏ, do sức đề kháng còn chưa hoàn thiện, khi ăn mật ong dễ xảy ra ngộ độc hoặc xuất hiện các biểu hiện như táo bón, kém ăn, bỏ bú… Vì vậy, trước khi cho trẻ uống mật ong chúng ta nên cẩn thận, không dùng mật ong để ngoài không khí hay trong tủ lạnh một thời gian dài. Với trẻ dưới 6 tuần tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng mật ong.
7. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực



Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể hấp kết hợp với há hẹ 10g, hạt chanh 10g.

8. Chữa ho bằng quất và ngó sen



Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu thành chè để ăn.

9. Chữa ho gió, ho khan bằng quất và hoa hồng trắng
Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.

10. Chữa ho gà bằng quất và gừng
Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần

11. Chữa ho do phế nhiệt bằng quất
Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

12. Chữa ho, viêm phế quản bằng gừng.
Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

13. Chữa ho bằng cải cúc



Dùng lá cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.

14. Chữa ho, viêm họng bằng cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt: chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ mạch môn, húng chanh, hoa đu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ cam thảo đất, rễ đậu săng, giã ngậm.

15. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, ho gà bằng rễ dâu
Vỏ rễ dâu (tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.

16. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng lá húng chanh
Lá húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

17. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà
Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.

18. Chữa ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp
Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.

19. Chữa ho lao, ho lâu ngày bằng cam thảo



Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần.

20. Chữa ho nhiều đờm, khản tiếng bằng củ cải



- Chữa ho nhiều đờm: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa, mật ong mỗi vị 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Uống ngày hai lần.
- Trị khản tiếng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống trong 2 ngày.

21. Chữa ho gà bằng lá chanh
Lá chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

22. Chữa ho bằng vỏ quýt
Trị ho không quá cầu kì mà chỉ với những nguyên liệu coi như bỏ đi: vỏ quýt, là bạn đã có thể khắc phục chứng ho một cách nhanh chóng rồi. Chữa ho bằng vỏ quýt cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng 12g vỏ quýt sắc với khoảng 200ml nước cho đến khi còn khoảng một nửa thì cho thêm đường, khuấy đều. Chia thuốc trị ho này uống 6 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

23. Chữa ho bằng rau khúc


- Để chữa ho, chữa viêm họng và sưng amidan nhanh chóng, bạn hãy  dùng 1 nắm rau khúc tươi cho thêm 300ml nước sắc cho đến khi còn 1/3 là được; chia uống 3 lần/ngày. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể dùng một ít rau khúc tươi rửa sạch. Để ráo nước rồi dùng nhai cùng với vài hạt muối biển sạch, nhai và nuốt từ từ cả bã lẫn nước.
- Thực hiện đều đặn thì chỉ sau khoảng vài ngày, chứng ho, viêm đau họng sẽ biến mất mà thôi.

24. Chữa ho bằng me, gừng và nước cốt chanh
- Dùng 3 nắm lá me tươi rửa sạch cho vào nồi cùng với một củ gừng cắt lát mỏng trải đều lên trên.. Cho thêm 2 ly nước, sau đó đun lửa nhỏ, canh đến khi lượng nước còn lại khoảng 1 ly thì dùng vải sạch lọc lấy nước bỏ bã. Cho tiếp phần nước thu được vào nồi và cho thêm 3 thìa đường, tiếp tục đun cho đến khi dung dịch trở thành dạng siro là được. Dùng 5 quả chanh tươi vắt lấy nước cốt và cho vào siro đã để nguội rồi khuấy đều.
- Liều dùng như sau: Mỗi ngày chia đều uống 4 lần; đối với người lớn mỗi lần uống 1 muỗng canh và trẻ em mỗi lần uống 1 muỗng cafe.


Girlandlittlething
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

0 comments :