Nếu bạn đang muốn tìm một sự mới lạ và đơn giản hơn cho mùa trung thu năm nay thì 12 gợi ý chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn đấy!
Hãy cùng điểm danh 12 loại bánh trung thu tươi mới và hấp dẫn sau đây nào! Bánh trung thu nhân kem lạnh, Bánh trung thu cầu vồng, Bánh trung thu thạch, Bánh trung thu ngàn lớp, Bánh trung thu rau câu trái cây, Bánh trung thu rau câu flan, Bánh trung thu Nhật Bản, Bánh trung thu hình con giống, Bánh trung thu khoai lang, Bánh dẻo tuyết chanh leo, Bánh dẻo tuyết nhân sung đỏ, Bánh trung thu trứng muối kim sa, Bánh trung thu chiên, Bánh trung thu hoa nổi.
1. Bánh trung thu nhân kem lạnh
1. Bánh trung thu nhân kem lạnh
Nguyên liệu:
200gr chocolate cho phần vỏ bao quanh bánh
100gr chocolate cho phần vỏ dưới
Khoảng 1kg kem lạnh mùi yêu thích. Tổng lượng kem dành cho 3 khuôn như clip (đường kính 6cm) là 1kg.
Dụng cụ:
Khuôn silicon chịu lạnh. (Dùng khuôn silicon sẽ dễ lấy bánh ra hơn khuôn nhựa.)
Muỗng múc kem
Cách làm:
- Dùng muỗng múc kem, múc viên kem thành dạng tròn để làm nhân ở giữa. Giữ lạnh trong ngăn đông.
- Làm tan chảy 200gr chocolate bằng phương pháp hấp cách thủy.
- Sau khi chocolate tan hết nhắc âu xuống và khuấy cho chocolate mượt hơn trong 5 phút.
- Phủ chocolate lên khắp khuôn. Giữ trong ngăn mát 30 phút để lớp vỏ chocolate cứng lại.
Lưu ý: phủ đều khắp khuôn, không nên phủ quá mỏng bánh sẽ dễ bể, nhưng không quá dày bánh sẽ ngán.
- Cho kem vào 1/3 khuôn. Cho vào ngăn đông 15 phút.
- Tùy theo ý thích, bạn có thể cho viên nhân kem màu vàng, màu hồng, còn phần ngoài là kem màu trắng hay ngược lại. Giai đoạn này bạn hoàn toàn tự sáng tạo nhé.
- Cho nhân kem vào giữa khuôn. Tiếp tục cho vào ngăn đông 15 phút.
- Tiếp tục cho phần kem khác màu vào khuôn. Sau đó, cho vào ngăn đông 30 phút cho bánh kem định hình.
Lưu ý: không cho quá mặt khuôn nhé!
- Đun chảy 100gr chocolate còn lại như bước 2 và 3 sau đó phủ lên bề mặt khuôn làm đáy bánh.
- Để bánh trong tủ đông ít nhất 4 giờ hay qua đêm càng tốt.
- Lấy bánh ra khỏi khuôn và thưởng thức nhanh nhanh thôi.
Lưu ý: vì bánh hoàn toàn bằng kem nên luôn giữ bánh trong ngăn đông nhé.
2. Bánh trung thu cầu vồng
Nguyên liệu:
200g bột làm bánh dẻo
250ml nước
25g dầu ăn
200g bánh bông lan
2 muỗng canh mứt Việt Quất
Màu thực phẩm: đỏ, xanh lá, vàng.
Cách làm:
- Dùng thìa nghiền nhuyễn bánh bông lan cùng mứt và trộn thật đều để có phần nhân mịn màng.
- Cho 250ml nước đổ vào âu bột và khuấy đều.
- Thêm một nửa số dầu ăn vào rồi dùng tay nhào đều. Sau đó, tiếp tục thêm số dầu ăn còn lại và nhào đều lần nữa.
- Chia bột thành ba phần bằng nhau rồi thêm màu thực phẩm vào, nhào nặn cho màu đều khắp bột. Tiếp đó, ở mỗi màu lại chia thành từng viên tròn bằng nhau sao cho phù hợp với khuôn của bạn.
- Trộn từng viên bột của mỗi màu lại với nhau để tạo màu sắc đa dạng, bắt mắt của cầu vồng.
- Cán viên bột mỏng ra ra rồi cho nhân vào giữa sao cho tỉ lệ bột và nhân là: 1:2.
- Rắc bột nếp khô vào khuôn, sau đó cho bột có nhân vào, dùng lòng bàn tay ấn mạnh xung quanh. Sau đó cẩn thận lấy bánh ra khỏi khuôn.
3. Bánh trung thu khoai lang tím
Với bánh trung thu khoai lang, việc tự tay làm ra chiếc bánh cho những ngày sum họp đơn giản hơn nhiều lần so với bánh trung thu truyền thống. Bạn chỉ cần tìm mua vài củ khoai lang tím, loại khoai lang giống Nhật khi nấu lên có màu tím rịm, rồi hấp khoai cho mềm, lột vỏ, rây khoai trên một cái rây thưa để loại xơ của của khoai là coi như đã xong bước làm vỏ bánh. Còn nhân bánh thì vô cùng đa dạng. Tùy theo sở thích, bạn có thể phối vỏ khoai lang với nhân hạt sen, khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ...
Hãy cùng xem hướng dẫn cụ thể trong video này nhé!
4. Bánh trung thu hình con giống
Nguyên liệu:
Vỏ bánh:
250g bột mì
150ml sữa tươi
1 quả trứng gà
30g đường
5g muối
5g men nở (dry instant yeast)
40g bơ nhạt mềm
Nhân dừa:
200g dừa bào sợi
70g đường
90g bơ mềm
30ml sữa tươi không đường
1 quả trứng gà
50g sô-cô-la bào nhỏ
Cách làm:
- Làm vỏ bánh: cho bột mì, men nở, đường, muối vào một chiếc tô, trộn đều.
- Trứng gà đánh tan rồi cho vào tô bột cùng với bơ mềm, bóp cho bột mì tơi ra như vụn bánh mì.
- Rót sữa từ từ vào tô bột, nhồi cho bột dẻo mịn.
- Đậy kín tô bằng màng bọc thực phẩm, để chỗ ấm ủ khoảng 1 giờ cho bột nở gấp đôi.
- Trong lúc chờ ủ bột, chúng mình cùng làm nhân bánh nhé! Cho tất cả nguyên liệu trong phần nhân trộn đều.
- Rồi viên thành những viên nhỏ.
- Bột sau khi ủ xong, đưa ra bàn, rắc chút bột mì lên bàn làm bột áo, đấm bột cho xẹp hết bọt khí rồi chia thành từng phần nhỏ. Ấn mỏng dẹt viên bột cho nhân vào gói kín, vê thành hình tròn ấn hơi dẹt để làm đầu heo.
- Lấy một chút bột cán mỏng dẹt, cắt 2 hình tam giác để làm tai heo, một viên tròn nhỏ làm mũi heo. - Dùng ống hút để làm lỗ mũi cho heo. Phết chút nước lã lên tai và mũi heo rồi dán lên đầu heo. Gắn hai hạt đậu đen làm mắt heo. Xếp bánh lên khay nướng đã trải giấy nến chống dính.
- Bật lò trước trước 10 phút ở nhiệt độ 190 độ C, chế độ 2 lửa trên dưới.
- Lòng đỏ trứng gà đánh tan với chút nước rồi phết lên mặt bánh. Cho bánh vào lò nướng ở ngăn giữa trong khoảng 20 đến 25 phút, đến khi bánh chín vàng, thơm nức là được. Đem bánh ra ngoài, để nguội bớt một chút.
5. Bánh trung thu thạch cafe
Phần nhân trắng:
4g bột agar
4g bột rau câu con cá dẻo
250ml sữa tươi
50g đường
Phần vỏ bánh:
130g đường
11g bột agar
700ml cà phê đen
400ml nước
14g bột cacao
Cách làm:
- Làm phần nhân trắng: bột agar cho ngâm với chút nước cho mềm, trộn bột rau câu con cá dẻo với đường. Cho sữa vào nồi, đun sôi lăn tăn thì đổ đường và bột agar vào, khuấy đều.
- Đổ vào khuôn hình chữ nhật, đợi nguội đặt vào tủ lạnh cho đông lại.
- Khi thạch đã đông, lấy ra cắt thành từng miếng hình chữ nhật nhỏ có kích cỡ khoảng 1x5cm.
- Làm phần vỏ bánh: hòa tan bột cacao với cà phê và nước, đặt lên bếp đun sôi. Đường trộn đều với bột agar sau đó đổ vào nồi nước cà phê.
- Chuẩn bị sẵn khuôn Trung thu, đổ phần vỏ cà phê vào 1 /3 khuôn. Đợi cho phần thạch cà phê này đông lại.
- Đặt các miếng nhân màu trắng vào giữa.
- Sau đó đổ tiếp phần cà phê lên trên cho ngập đầy khuôn. Đợi nguội thì để vào tủ lạnh. Dùng lạnh.
6. Bánh dẻo tuyết
a. Vị 1: nhân sung đỏ
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu làm vỏ bánh: 60g bột nếp làm bánh dẻo, 60g bột bắp, 50g sữa, 20g đường, 40g bơ nhạt, 60g nước, 20g nước cốt dừa. (Bạn có thể thêm bột trà xanh hoặc rượu vang đỏ để tạo màu xanh lá cây và màu đỏ)
- Nguyên liệu làm nhân bánh: 250g thịt quả sung chín, 80g nhân hạt sen, 20g đường, 2 giọt nước cốt chanh, 10g xi rô, nước, bột ngô.
Cách làm:
- Làm nóng nồi đáy dày, cho nước, đường, bơ vào khuấy đều, nấu cho đến khi đường và bơ tan chảy.
- Tiếp tục thêm sữa và nước cốt dừa vào đun sôi chừng 1 phút thì tắt bếp.
- Rây bột bắp và bột nếp vào âu trộn, đổ ngay hỗn hợp bơ đường vừa đun vào âu, vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi bột đặc dần lại. Sau khi khuấy đặc, bột cũng đã nguội đi nhiều, lúc này bạn đeo bao tay thực phẩm vào và nhồi bột thật kỹ cho đến khi bột dẻo mịn là được. Bọc kín âu bột bằng màng bọc thực phẩm, đặt vào ngăn mát tủ lạnh chừng 2 giờ.
- Sung chín gọt vỏ, tách lấy phần ruột.
- Nghiền nát phần ruột quả cùng với nước cốt chanh, si rô và đường.
- Cho hỗn hợp thịt quả vào nồi có đáy dày, đun nóng, sau đó thêm nhân hạt sen vào khuấy liên tục. Hòa tan bột bắp với 1 bát con nước chấm nước đun sôi để nguội. Khi hỗn hợp bột không còn bị vón cục thì từ từ đổ vào nồi nhân bánh, vừa đổ vừa khuấy liên tục cho đến khi nhân bánh dần keo đặc lại thì tắt bếp. Để ở nơi mát cho nhân bánh mau nguội.
- Lấy bột vỏ bánh ra khỏi ngăn mát tủ lạnh, nhồi lại lần nữa cho bột dẻo trở lại rồi chia bột thành 6 phần đều nhau. Phần nhân cũng được chia thành 6 phần tương tự.
- Rắc một ít bột lên mặt thớt sạch, đặt khối bột vỏ bánh lên cán mỏng, đặt viên nhân vào giữa lớp bột rồi bao kín phần nhân lại. Rắc bột bánh dẻo vào khuôn sao cho bột bám kín và phủ đều lên các rãnh hoa bên trong khuôn. Đặt viên bánh vào khuôn, ấn chặt tay để tạo hoa văn sắc nét cho vỏ bánh. Lấy bánh ra khỏi khuôn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh chừng 30 phút đến 1 tiếng, sau đó bạn có thể ăn ngay hoặc lưu trữ được từ 2 -3 ngày.
b. Vị 2: vị chanh leo
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu vỏ bánh: 25g bột gạo, 25g bột gạo nếp rang (hay bột bánh dẻo), 20g đường, 12.5g bơ nhạt, 90ml nước ép chanh dây
- Nguyên liệu A: 1kg đậu tương, đường, dầu ăn (dầu lạc hoặc dầu dừa), muối
- Nguyên liệu B: 15g nước cốt chanh, 30g đường bột
- Nguyên liệu C: 10g trà đen (1 túi trà hãm với 30ml nước nóng), 20g đường
Cách làm:
- Ngâm đậu tương trong nước chừng 12 tiếng cho đậu nở mềm. Thỉnh thoảng thay nước cho sạch đậu. Lúc này lớp vỏ đậu đã tróc vỏ, bạn chỉ cần dùng tay chà xát nhẹ là lớp vỏ đậu sẽ dễ dàng bong ra. Đãi đậu tương cho sạch vỏ, rửa sạch lại lần nữa rồi để ráo. Cho đậu vào nồi áp suất với một xíu muối, thêm lượng nước vừa đủ ngập mặt đậu, nấu nhừ. Bạn có thể kiểm tra độ mềm của đậu đã ưng ý chưa bằng cách dùng muỗng miết hay khuấy đậu cũng sẽ thấy đậu dễ dàng vỡ nát.
- Đem phần đậu này đi xay nhuyễn bằng máy xay tay hoặc máy xay sinh tố cùng với một bát con nước chấm nước đun sôi để nguội, lúc này bạn sẽ có một hỗn hợp khá mịn mượt. Cho hỗn hợp đậu vừa xay vào nồi hoặc chảo có đáy dày, để lửa vừa. Quấy đều tay và gần như liên tục, vừa quấy vừa chú ý vét thành và đáy nồi để tránh làm cho phần nhân đậu bị bén nồi, dễ cháy khét. Quá trình này giúp hơi nước trong nhân đậu bay bớt đồng thời làm cho phần nhân đậu dẻo mịn hơn. Khi nước đã bay hơi bớt, và phần đậu sánh, sệt hơn, đảo thấy nặng tay thì cho đường vào trộn đều. Hạ nhỏ lửa, cho vào 1 muỗng cà phê dầu ăn để giúp nhân mềm dẻo hơn.
- Rây bột gạo và bột gạo nếp rang ra thố trộn cho mịn. Từ từ thêm nước cốt chanh vào trộn đều.
Sau đó tiếp tục thêm bơ đã được làm nóng chảy vào và tiếp tục trộn đều cho đến khi không còn bột khô hay vón cục.
- Cho bột ra khay hấp, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi đem hấp cách thủy chừng 15-20 phút cho bột chín hẳn. Bột bánh sau khi hấp chín, lấy ra xới lại cho bột nguội bớt và nhanh chóng dẻo mịn lại.
- Trộn lại phần nhân đậu tương (thành phẩm của nguyên liệu A) cho bột dẻo lại, sau đó đem chia thành 2 phần, một phần 80g (phần B), một phần 60g (phần C). Lần lượt trộn phần B với nguyên liệu nhân B và phần C với nguyên liệu nhân C bạn sẽ được thành phẩm là 2 vị nhân khác nhau: vị chanh leo và vị trà. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín 2 bát nhân này, cho vào ngăn mát tủ lạnh để bột nghỉ chừng 15 phút chờ đúc bánh.
- Lấy bột làm vỏ bánh và 2 vị nhân ra, nhồi lại lần nữa cho bột dẻo lại rồi chia mỗi loại thành 5 phần đều nhau, viên tròn lại.
- Viên tròn nhân chanh leo rồi ấn cho dẹt mỏng, đặt nhân trà vào giữa bọc kín lại.
- Tiếp tục viên tròn lại vỏ đậu và ấn cho dẹt mỏng, đặt nhân chanh trà vừa viên tròn vào giữa, bọc kín. Cứ lần lượt tương tự cho hết cả 5 phần bột.
- Trước khi đóng khuôn, quết một lớp dầu mỏng (dầu lạc hoặc dầu dừa) hoặc bột áo lên thành khuôn để chống dính, sau đó mới đặt viên bánh vào và đóng bánh. Bánh sau khi đóng, cho vào hộp kín, để trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất là 1 giờ trước khi ăn.
7. Bánh trung thu rau câu
a. Vị 1: Trái cây
Nguyên liệu:
Phần A:
200ml nước
13g đường
1 lá dứa
5g bột agar
45ml sữa tươi
1 giọt màu thực phẩm hồng
1 giọt màu thực phẩm vàng
Phần B:
380ml nước
50g đường
2 lá dứa
8g bột agar
Các loại trái cây: kiwi xanh, kiwi vàng, cherry hoặc loại khác tùy thích
Cách làm:
- Cho nước, đường, bột agar, lá dứa vào nồi đun trên lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đến khi nước trong nồi sôi thì bạn vớt bỏ lá dứa và cho sữa tươi vào, khuấy thêm một lúc nữa rồi tắt bếp.
- Chia hỗn hợp ra làm 2 phần bằng nhau, ở mỗi phần bạn nhỏ một giọt màu thực phẩm vào, khuấy đều. Sau đó, đổ rau câu vào khuôn, rồi đặt vào tủ lạnh.
- Rửa sạch kiwi, gọt bỏ vỏ rồi cắt nhỏ.
- Lấy khuôn từ trong tủ lạnh ra thử xem rau câu đã đông chưa. Đồng thời cho nước, đường, lá dứa và bột agar ở hỗn hợp B vào nồi, đun trên lửa vừa. Sau khi nước trong nồi sôi, bạn vớt bỏ lá dứa và cho tất cả phần trái cây đã cắt sẵn vào, tắt bếp, rồi tiếp tục khuấy thêm vài phút nữa.
- Múc nước trái cây cho vào khuôn, và cho vào tủ lạnh giữ lạnh thêm 2 giờ đồng hồ nữa.
b. Vị 2: Nhân bánh flan
8. Bánh trung thu nhân trứng muối kim sa
Cách 2: Nguyên liệu:
- 10 lòng đỏ trứng vịt muối
- 60 g sữa bột, 60 g bột custard, 500 gr nhân đậu xanh/ nhân hạt sen, 150 gr bột làm bánh nướng
- 100 g đường, 150 g bơ, 200 ml sữa đặc
- 95 gr sirô vàng (nước đường làm bánh nướng), 28 gr dầu olive, 1 thìa cà phê nước tro tàu
- 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa sữa
Cách làm:
Phần nhân trứng
- Hấp trứng khoảng 10 phút tới khi chín, để riêng cho nguội
- Đánh tan trứng trong máy xay, tiếp theo cho bột custard, sữa bột và đường vào trộn tiếp.
- Cho tiếp bơ và sữa đặc vào hỗn hợp đánh đều. Chuyển toàn bộ hỗn hợp sang một bát tô lót dưới là lớp màng bọc thực phẩm, đưa vào tủ lạnh.
- Khi hỗn hợp đông lại, chia hỗn hợp thành những viên tròn (15 g mỗi viên) gói trong giấy bọc thực phẩm, đưa vào ngăn lạnh để tới khi cứng lại.
Phần nhân đậu xanh/nhân hạt sen nghiền
- Có thể mua sẵn 500 gr hoặc tự làm. Nguyên liệu: 200 gr đậu xanh đãi vỏ, 40 gr dầu dừa (dầu thực vật), 75 gr đường, 40 gr bột custard.
- Viên nhân đậu xanh/nhân hạt sen thành những phần bằng nhau (25 gr) cán dẹt, đặt viên hỗn hợp trứng vào giữa và gói lại. Làm tương tự cho đến hết rồi đưa vào tủ lạnh để qua đêm.
Phần vỏ bánh
- Dùng 1 bát tô trộn đều sirô vàng, dầu olive và nước tro tàu.
- Rây bột vào hỗn hợp trên và trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Nhào bột và bọc lại để nguyên khoảng 40 phút.
- Sau đó, chia bột thành những phần bằng nhau (40 gr phần), cán thành hình tròn dẹt.
- Đặt viên nhân bánh vào giữa, nặn bánh cho khéo đểu nhân không lộ ra ngoài. Phủ thêm chút bột quanh bánh và đặt vào khuôn, ấn nhẹ để tạo hình.
- Chuyển bánh sang khay nướng. Phun một chút nước lên bánh và nướng ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 10 phút.
- Trong thời gian này, trộn 1 lòng đỏ trứng với 1 thìa sữa tươi để dùng phết lên bánh nướng.
- Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội khoảng 10 phút, sau đó phết hỗn hợp trứng sữa lên. Tiếp tục đưa bánh vào nướng khoảng 3-5 phút tới khi bánh chuyển sang màu vàng nâu là được.
- Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội và bảo quản.
9. Bánh trung thu Nhật Bản - Sakura Mochi
Nguyên liệu:
- 200g gạo nếp
- 120g nhân đậu đỏ
- 7-8 lá sakura muối (có thể tìm mua ở các shop chuyên bán nguyên liệu làm bánh online hoặc shop Nhật).
- Tí đường, màu thực phẩm đỏ.
Cách làm:
- Nếp vo sạch, ngâm vài tiếng. Cho vào tô chịu nhiệt, cho vào tí màu đỏ để khi nấu xôi có màu hồng nhạt. Bọc nylong lại và cho vào lò vi sóng nấu đến khi xôi chín.
- Ngâm lá sakura vào nước cho ra hết muối, lau khô.
- Chia đều nhân đậu đỏ thành những viên nhỏ, vo tròn.
- Cho 1 muỗng canh đường vào nếp đã nấu chín, trộn đều, dùng chày giã sơ nếp để tạo độ dẻo. Chỉ cần giã khoảng 30 giây cho đến 1 phút là được.
- Chia xôi thành những phần nhỏ đều nhau, bằng với số viên nhân, cho ra màng bọc thực phẩm. Dùng tay đè dẹp miếng xôi rồi cho viên nhân lên, gói tròn.
- Làm lần lượt đến hết số nhân và vỏ bạn có.
- Sakura mochi là món bánh được làm từ gạo nếp và phần nhân đậu đỏ vô cùng hấp dẫn với màu sắc của bánh được mô phỏng như màu sắc của những cánh hoa anh đào ửng hồng trong nắng. Thay vì những món bánh trung thu truyền thống, năm nay bạn thử làm cả nhà bất ngờ với món bánh sakura mochi này nhé!
10. Bánh trung thu ngàn lớp
Nguyên liệu:
- Vỏ bột nước (cho thành phẩm 6 bánh): 25 gr bơ hâm chảy; 150-160 gr bột mì; 50 ml nước; 40 ml dầu.
- Vỏ bột dầu: 110gr bột mì; 55ml dầu ăn. Bạn muốn tạo màu thì pha màu trong phần vỏ bột dầu.
- Phần nhân khoai môn (bạn có thể dùng bất cứ loại nhân bạn thích): 300gr khoai môn; 130gr đường; 40ml dầu ăn; 20gr bột bánh dẻo + 10gr bột mì + 20ml dầu ăn hòa chung trong 1 bát.
Cách làm:
- Phần 1: Phần nhân khoai môn: Khoai môn lột vỏ rửa sạch thái miếng hấp chín hoặc nấu chín. Cho khoai môn nấu chín còn nóng, đường vào máy xay nhuyễn. Đổ khoai môn vào chảo không dính cùng với dầu sên với lửa nhỏ khoảng 15 phút thì cho chén bột mì dầu vào tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện thành 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.
- Phần 2: Phần bột nước: Cho tất cả nguyên liệu vào 1 cái âu, và bắt đầu nhồi cho bột dẻo mịn. Nhồi xong để bột nghỉ 30 phút.
- Phần 3: Phần bột dầu:Cho bột và dầu vào âu và nhồi bột quyện lại 1 khối. Cũng để bột nghỉ 30 phút.
- Cán và nướng bánh:
Bước 1: Chia phần bột nước làm 3 phần. Chia phần bột dầu làm 3 phần. Cân nhân 80gr.
Bước 2: Đè dẹp viên bột nước, đặt viên bột dầu lne viên bột nước rồi vo tròn lại.
Bước 3: Cán dài viên bột, rồi cuộn tròn lại.
Sau đó tiếp tục cán dọc 1 lần nữa. Rồi cuộn tròn lại cắt làm đôi.
Bước 4: Để phần mặt cắt bột úp xuống bàn. Bây giờ bạn cán viên bột cho dẹt rồi cho nhân khoai môn vào giữa, để phần bột vào lòng bạn tay và nhẹ nhàng túm các mép lại, viên tròn. Xếp bánh vào khay nướng.
Bước 5: Mở lò 150-160 độ C trước 15 phút cho lò nóng. Cho khay bánh vào ngăn thấp hơn ngăn giữa 1 bậc, và nướng 30-35 phút. Để biết bánh Trung thu ngàn lớp chín thì bạn kiểm tra phần đáy bánh. Nếu thấy khô và có màu vàng là bánh đã chín.
11. Bánh trung thu chiên
Cách 2:
Nguyên liệu:
Phần vỏ bánh:
- 300g bột mì
- 10g đường
- 100g bơ nhạt
- 80g nước
Phần nhân:
- 300g đậu đỏ
- 80g đường
- 100g dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm hoặc ít nhất là 10 tiếng.
Bước 2: Bỏ nước ngâm đậu đi và rửa lại bằng nước sạch. Đổ nước ngập mặt, đun sôi rồi ninh đậu với lửa nhỏ trong 1 tiếng.
Bước 3: Khi đậu mềm nhừ, tăng lửa ở mức vừa rồi cho đường và dầu ăn vào đảo trong vài phút đến khi nhân nhuyễn mịn thì nhấc khỏi bếp. Viên nhân đậu thành những viên tròn 30g (10 viên).
Bước 4: Trộn tất cả các nguyên liệu làm phần vỏ bánh vào với nhau bằng máy hoặc bằng tay.
Bước 5: Khi bột thành khối mịn dẻo, dùng màng nilon bọc thực phẩm để ủ bột trong vòng 30 phút.
Bước 6: Chia bột thành các phần bằng nhau (mỗi phần 25g).
Bước 7: Cán bột thành hình chữ nhật dài rồi cuộn lại.
Bước 8: Phủ khăn, để các khối bột nghỉ 10' rồi đem ra cắt mỏng.
Bước 9: Cán bột thành những miếng tròn mỏng vừa phải. Không nên cán mỏng quá vì như vậy bột sẽ dễ rách đấy!
Bước 8: Đặt nhân đậu đỏ vào hai miếng bột đặt chồng lên nhau. Khéo léo gói phần nhân lại, miết bột nhẹ nhàng sao cho kín và không để hở nhân.
Bước 9: Vo tròn từng chiếc bánh và dùng dao khía nhẹ những đường bắt chéo nhau qua tâm bánh sao cho không cắt vào phần nhân.
Bước 10: Chiên bánh ngập dầu với lửa nhỏ đến khi bánh nở bung như đóa hoa sen và có màu vàng đậm như thế này là được.
12. Bánh trung thu hoa nổi
Chúc bạn thành công với những món bánh tuyệt vời này nhé!
Girlandlittlething
(Sưu tầm - Tổng hợp)
0 comments :
Post a Comment