Tuesday, May 1, 2018

10 bài thuốc trị ho, đau họng, cảm cúm và cảm lạnh từ nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, dễ làm

Cảm giác khó chịu và mệt mỏi sẽ mau chóng bị "thổi bay" với những bài thuốc hữu hiệu và đơn giản này!
1. Bài thuốc với húng quế
Lưu ý: 
- Tinh dầu của húng quế và mật ong được xem là hai trong những nguyên liệu hiệu quả nhất trong việc điều trị cảm lạnh, làm giảm các cơn ho nhanh chóng.
- Hỗn hợp có thể sử dụng nhiều lần trong ngày. Đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.
- Đừng quên thử một phần nhỏ trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

2. Trà thảo dược trị cảm lạnh
Lưu ý:
- Đinh hương, mật ong và dầu dừa đều có đặc tính chống virus, chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra.
- Trà có thể sử dụng hàng ngày.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

3. Siro trị ho

Lưu ý:
- Tỏi, mật ong và hành đều là các chất kháng sinh tự nhiên. Mật ong cũng hoạt động như một chất giảm đau, giảm các phản xạ ho và làm dịu cổ họng.
- Các bạn đun trên lửa nhỏ trong 5 đến 10' hoặc để qua đêm sau đó lược phần tỏi và hành, giữ lại phần syrup rồi bảo quản trong tủ lạnh.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

4. Siro mật ong - giấm táo trị cảm cúm

Lưu ý:
- Giấm táo sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch, làm xoa dịu cổ họng khô rát. Bên cạnh đó mật ong có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên sẽ tiêu diệt các vi rút gây bệnh.
- Các bạn nên bảo quản hỗn hợp trong lọ kín, đặt ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Lắc đều trước khi sử dụng.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

5. Bài thuốc trị cảm cúm với tỏi

Lưu ý: 
- Tỏi có thành phần chủ yếu là kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kí sinh trùng.
- Hỗn hợp có thể uống hàng ngày.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

6. Siro lá húng chanh trị ho, tiêu đờm

7. Bài thuốc trị dứt điểm đau họng

Lưu ý:
- Muối hoạt động như một chất sát khuẩn và làm khô nước trong màng nhầy ở cổ họng. Điều này sẽ giúp giảm đờm, giảm viêm nhờ đó cơn đau họng sẽ biến mất nhanh chóng.
- Nên súc miệng với hỗn hợp này trước khi đánh răng.
- Công thức có thể sử dụng hàng ngày.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

8. Trà ô mai cam quế trị cảm

9. Bài thuốc trị cảm với gừng tươi

Lưu ý:
- Gừng có hoạt tính kháng khuẩn giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh. Bên cạnh đó, gingerol và shogaol còn giúp thông mũi, thông xoang do đó rất tốt cho hệ hô hấp, đẩy lùi các chứng cảm mạo và viêm họng.
- Đừng quên thử một phần nhỏ trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

10. Mứt quất mật ong trị ho số 1
Nguyên liệu:
- 500g quất
- 2 thìa canh quế hoa khô
- 100g đường phèn
- 60g đường cát
- Muối

Cách làm:
Bước 1: Cho quất vào âu nước lạnh cùng 1 chút muối, rửa sạch quất. Vớt quất ra rổ cho ráo nước, dùng giấy thấm cho quất khô nước. Dùng mũi dao khía thành từng đường đứt đoạn ở ngang quả quất khoảng 4-5 đường, sau đó dùng tay ấn từ phần cuống quả quất ấn xuống. Dùng tăm để lấy hết phần hạt bên trong quả quất ra.
Bước 2: Nếu không muốn để quất nguyên quả như ở bước 1 thì có thể cắt quất thành từng lát sau đó bỏ hạt. Cho quất vào nồi, thêm đường phèn, đường cát. Đổ nước ngang mặt quất.
Bước 3: Đun sôi nồi quất sau đó hạ lửa nhỏ đun trong khoảng 30 phút nữa, kiểm tra thấy quất mềm, đường tan và hơi sệt lại thì nếm thử, nếu thiếu ngọt thì thêm đường và đun tiếp khoảng 10 phút nữa. Sau khi nồi quất sôi trở lại thì tắt bếp, cho quế hoa vào, đậy nắp nồi ủ quế hoa trong mứt quất một lúc nữa.

Bước 4: Để nguội mứt rồi cho vào lọ kín, bảo quản trong tủ lạnh. 

Mứt quất mật ong quế hoa có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp ½ thìa cà phê và mỗi sáng hoặc hòa tan vào nước ấm để uống, cầu kỳ hơn có thể dùng mứt để pha vào trà. Thức uống này vừa giúp phòng chống cảm lạnh, dưỡng ấm cho cơ thể đồng thời quế hoa cũng là một vị thuốc giúp giải độc, đẹp da nữa. Mùa gió về hãy bớt chút thời gian để làm một lọ mứt quất mật ong quế hoa cho cả nhà bạn nhé.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên sử dụng 5 loại thực phẩm "vàng" dưới đây để phòng tránh cảm cúm:

Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu cảm cúm, bạn cần tránh xa 7 thực phẩm sau:

Trà
Uống trà đậm đặc sẽ khiến cho não ở trạng thái kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể người bệnh. Chưa kể, uống trà có thể làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Vì vậy, bạn không nên uống trà khi bị cúm.

Cà phê
Uống cà phê sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn. Đây chính là thủ phạm làm bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Đặc biệt khi bị ốm, cơ thể cần nghỉ ngơi, uống cà phê trong thời gian này sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi rất nhiều.

Trứng luộc
Bình thường trứng là một thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thực phẩm này do lượng protein cao trong trứng sẽ tạo ra nhiệt lượng lớn. Khi bị sốt, việc ăn trứng, nhất là trứng gà sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt sẽ càng cao và lâu khỏi.

Ốc, sò, hến
Khi bạn bị cảm cúm, hệ tiêu hóa cũng không khỏe mạnh như bình thường. Trong khi đó, các loại hải sản như ốc, sò, hến đều chứa hàm lượng cholesterol khá cao có thể gây khó tiêu. Chưa kể, nếu không được làm sạch kĩ càng , các loại hải sản thân mềm này rất dễ khiến bạn bị ngộ độc.


Đồ lạnh
Việc ăn đồ lạnh khi bị sốt không làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đi mà còn khiến cơ thể khó hấp thụ nước hơn, nhiệt độ càng dễ tăng cao. Đặc biệt trong trường hợp sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc ăn đồ lạnh thậm chí có thể gây phản ứng nôn.

Đồ cay
Gia vị và đồ ăn cay kích thích các tế bào thần kinh, làm tăng nhiệt lượng của cơ thể. Đồ cay khiến bạn bị mất nước, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn khi bị sốt. Chúng cũng không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa yếu ớt trong quá trình bị bệnh.

Đồ chua
Khi bị ốm, bạn cũng không nên lựa chọn các loại trái cây có vị chua như bưởi, chanh,… do chúng có thể tác động mạnh tới niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu. Chưa kể, nếu muốn uống các loại nước chua này, bạn cần pha thêm đường mà việc hấp thụ lượng đường cao có thể gây ức chế hệ miễn dịch và hoạt động của bạch cầu.


Girlandlittlething
(Tổng hợp)

0 comments :