Saturday, September 22, 2018

30 món ăn thơm ngon với chanh dây (chanh leo)

Chanh leo (hay còn gọi là chanh dây) không chỉ có hương vị chua ngon rất riêng mà còn là loại trái cây giàu dưỡng chất, vitamin đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Bạn hãy "bỏ túi" ngay những món ăn tuyệt vời với chanh dây dưới đây nhé!
1. Bánh bông lan chanh dây
Nguyên liệu: 
- 100g bơ nhạt
- 90g đường bột
- 100g bột mỳ
- 2 quả trứng
- 4g bột nở
- 80g nước cốt chanh dây

Cách làm: 
- Để bơ ở nhiệt độ phòng cho bơ mềm ra, sau đó thêm đường bột và trứng vào đánh đều theo một chiều thành một khối mịn. Sau đó mới cho nước cốt chanh leo vào, trộn đều.
- Rây bột mỳ trực tiếp vào bát bơ vừa trộn, thêm bột nở và tiếp tục đánh đều cho đến khi các nguyên liệu hòa trộn với nhau. Dùng máy đánh trứng đánh đều bột một lần nữa trong khoảng 1 phút với tốc độ vừa.
- Chống dính cho bánh bằng cách quết một lớp bơ vào đáy khuôn chữ nhật, sau đó rắc vào một ít bột khô, xoay cho bột phủ đều mặt trong của khuôn. Úp ngược khuôn lại để rũ bỏ bột thừa rồi mới đổ bột bánh vào khuôn. Vừa đổ vừa dàn trải hỗn hợp bột ra khuôn rộng cho phẳng đều.
- Bật lò nướng đến 170 độ, cho khay bánh vào lò, nướng 35 phút hoặc cho đến khi bề mặt bánh ngả màu nâu vàng là được. Thời gian thay đổi tùy thuộc vào loại khuôn và loại lò. Có thể kiểm tra bánh bằng cách xiên que tăm vào thử, nếu rút que thấy sạch là được.
- Lấy bánh bông lan chanh dây ra, để nguội rồi cắt lát là có thể dùng được.

2. Bánh Mousse chanh leo 
Cách 1:


Cách 2:


Cách 3:

3. Bánh cheesecake chanh dây 

4. Bánh Flan chanh dây 

5. Bánh đậu xanh chanh leo
(Nguồn: Ducan Kitchen)
Nguyên liệu: 
200g Đậu Xanh chà vỏ
30ml nước cốt chanh leo
4 thìa canh si rô chanh leo (bạn có thể tự làm theo công thức ở đây hoặc thay thế bằng đường thô)
6 thìa canh đường thô (mình dùng đường thốt nốt)
5 thìa canh nước cốt dừa (coconut milk)
2 thìa canh dầu dừa
Một xíu muối
Máy xay
Khuôn bánh

Cách làm:  
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước qua đêm trong tủ lạnh. Ngâm xong để đậu xanh ráo nước. Cho đậu xanh vào nồi với chút muối, cho nước sâm sấp đậu rồi nấu với lửa nhỏ, khoảng 20 phút. Đậu chín mềm và hết ngái, dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Chanh Leo bổ đôi, dùng thìa lấy phần lõi và ray lấy phần nước cốt, khoảng 40ml (xấp xỉ 3 thìa canh)
- Cho đậu xanh vào cối xay, với nước cốt chanh leo, si rô chanh leo (hoặc thay thế bằng đường), đường thô, sữa dừa, dầu dừa. Xay nhuyễn hỗn hợp.
- Cho hỗn hợp vào chảo chống dính và sên cho ráo nước với độ đặc quánh theo mong muốn. Thời gian sên đậu, với lửa nhỏ, khoảng 45 phút – 1 tiếng. Mình thích có gì đó lạ miệng với bánh nên cho thêm phần hột chanh leo, sên cùng với đậu.
- Sau khi sên xong, chờ đậu nguội bớt. Lấy đậu, lăn thành viên tròn, cho vào trong khuôn. Mình dùng khuôn 100g thì làm được khoảng 4 cái.
- Bánh ngon hơn khi được cất trong tủ lạnh khoảng vài giờ hoặc qua đêm.
- Pha một ấm trà, nhâm nhi với bánh. Bánh Đậu Xanh Chanh Leo sẽ có vị chua nhẹ và mùi thơm của chanh leo.

Lưu ý: Tuỳ vào khẩu vị, bạn có thể tăng hoặc giảm bớt lượng nước cốt chanh leo. Nếu sợ bánh bị chua quá, bạn có thể cho từng chút một và nêm nếm.

6. Bánh nướng vị chanh leo 

7. Panna cotta chanh leo 

8. Pudding chanh leo 
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho thành phẩm 8 cốc)
- 440ml sữa tươi không đường
- 3 lá gelatin (khoảng 10g)
- 2 quả trứng gà
- 5ml nước vani
- 3 quả chanh dây
- 100g đường
- Màu đỏ thực phẩm

Cách làm: 
Bước 1: Đặt một chiếc nồi nhỏ cùng 440ml sữa tươi không đường lên bếp. Thả 3 lá gelatin vào sữa ngâm khoảng 5 phút để lá gelatin mềm ra.
Bước 2: Đập 2 quả trứng gà, tách lấy lòng đỏ, khuấy tan. Khi lá gelatin đã mềm, cho lòng đỏ trứng gà, 40g đường, 5ml nước vani, 2 giọt màu đỏ thực phẩm vào và mở lửa vừa. Khuấy đều đến khi đường và gelatin tan hết rồi tắt bếp.
Bước 3: Lược hỗn hợp qua rây, đổ vào khuôn, đậy nắp và cho vào tủ lạnh từ 2-3 tiếng.
Bước 4: Cắt đôi chanh dây lấy cái bên trong, lược qua rây để bỏ hạt.
Bước 5: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, mở lửa vừa, cho chanh dây và 60g đường vào khuấy đến khi tan rồi tắt bếp.
Bước 6: Khi pudding đã đông, đổ một ít nước sốt chanh dây lên trên và dùng khi còn mát. Cách làm pudding chanh dây không khó phải không nào?
Lưu ý:
- Pudding làm từ gelatin rất dễ tan khi ở nhiệt độ bình thường nên cần bảo quản lạnh.

- Tùy theo từng trái chanh dây sẽ có độ chua khác nhau nên cần lưu ý nêm nếm đường vừa ăn.

9. Thạch dẻo chanh dây 
Nguyên liệu: 
Phần nguyên liệu làm thạch dẻo:
- 5gr  bột rau câu dẻo
- 80gr đường cát trắng
- 2 trái chanh dây

Cách làm: 
- Chanh dây lọc lấy hột qua rây.
- Ngâm 5gr bột rau câu dẻo cùng với 500ml nước lạnh trước 15 phút rồi đem nấu cho tan. Khi bột rau câu đã tan thì cho đường vào nấu them 10 phút cho đường tan. Cuối cùng cho nước chanh dây vào.
- Bánh flan đổ theo khuôn nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ hơn phần khuôn đổ thạch.
- Cho một ít hạt chanh dây ở đáy khuôn, đổ thạch vào 1/2 khuôn, đem vào tủ mát để chờ lớp thạch đông lại.
- Sau đó, xếp bánh flan lên lớp thạch đã vừa đông rồi đổ phủ phần thạch còn lại cho đầy khuôn. Cất thạch dẻo chanh dây vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng rồi thưởng thức.

Tham khảo cách làm bánh flan tại link này: Cách làm 40 loại bánh Flan

10. Thạch chanh leo cốt dừa
Nguyên liệu: 
2 quả chanh leo
20ml nước cốt dừa
150g đường
7g thạch rau câu con cá dẻo

Cách làm: 
- Trộn đều 150g đường với phần bột thạch rau câu.
- Hoà 20ml nước cốt dừa với 300ml nước, đặt lên bếp đun nhỏ lửa.
- Khi hỗn hợp nước cốt dừa lăn tăn sôi thì đổ ½ hỗn hợp đường và bột thạch vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay.
- Đợi hỗn hợp vừa sôi thì tắt bếp, đổ thạch cốt dừa vào từng khuôn. Chờ nguội thì đem cất tủ lạnh cho phần thạch này đông lại.
- Chanh leo lọc bỏ hạt lấy phần nước cốt.
- Nếu thích ăn hạt hoặc điểm xuyết cho đẹp, bạn bớt lại 1 thìa nhỏ hạt chanh thả vào phần nước cốt.
- Đặt hỗn hợp lên bếp, đun nhỏ lửa, khi hỗn hợp vừa sôi thì cho phần đường và bột thạch còn lại vào khuấy đều cho tan. Tắt bếp, lấy phần thạch cốt dừa lúc này đã đông cứng ra khỏi tủ, đổ phần thạch chanh leo lên trên. Để nguội cất lại vào tủ lạnh.
- Khi hỗn hợp đông lại bạn có thể lấy thạch chanh leo cốt dừa ra khỏi khuôn và thưởng thức. 

11. Thạch chanh dây thanh long 
Nguyên liệu:
- 10gr bột agar
- 350g đường cát
- 1,5 lít nước lọc
- 50ml siro thanh long
- 50ml siro chanh dây
- 50ml sữa đặc

Cách làm:
Bước 1: Cho bột agar và nước vào nấu sôi lên thì vớt bớt bọt. Tiếp đó, cho đướng cát vào nấu cho tan đường sẽ thành thạch agar.
Bước 2: Cho siro thanh long, siro chanh dây và sữa đặc ra từng thố/tô riêng. Rồi múc nước thạch cho vào từng tô để pha cho đều màu. Pha nước thạch với siro chanh dây ta có màu vàng, với si rô thanh long ta có màu hồng, pha với sữa đặc ta có màu trắng.
Bước 3: Cho nước thạch vào khuôn theo từng màu riêng (tuỳ thích). Đổ xong 1 lớp màu thì đợi khi bắt đầu se mặt thì cho tiếp lớp kia lên, cứ lần lượt và xen kẻ như thế cho đến khi đầy khuôn. Để nguội, rối cất vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn thì cắt ra dùng lạnh rất ngon.

12. Kem chanh dây 

13. Kem xoài chanh dây 
Nguyên liệu:  
- Topping: 400 ml.
- Sữa tươi: 200 ml.
- Hột gà: 3 quả.
- Đường cát trắng: 40 gram.
- Muối: 1 ít.
- Rượu khử mùi: 15 ml.
- Xoài chín: 800gr - 1 kg.
- Chanh dây: 30 ml.
- Rượu: 20 ml.
Dụng cụ: Dao, thớt, máy xay sinh tố, âu trộn inox, máy đánh trứng, nồi đun, bếp nấu, muỗng hoặc vá gỗ để khuấy, máy làm kem (nếu có), khuôn/hộp đựng kem

Cách làm:  
- Xoài mua về gọt vỏ cắt thành miếng nhỏ. Cho xoài và 30 ml nước chanh dây vào máy xay đến nhuyễn.
- Cho tất cả nguyên liệu gồm 3 quả hột gà, 40 gram đường vào một chiếc âu rồi dùng máy đánh tan trứng và đường. Đánh khoảng 5 phút cho đến khi hỗn hợp được bông lên, thì rót 15 ml rượu khử mùi vào và đánh thêm 2 phút.
- Tiếp đến bạn cho 400 ml topping, 200 ml sữa tươi, 1 ít muối vào trong nồi đun nhỏ lửa. Khuấy đều tay cho hỗn hợp không bị khét. Nấu đến khi sữa sôi nhẹ thì tắt lửa và để nguội bớt đi.
- Tiếp tục đổ nồi sữa vừa nấu xong vào âu trứng đã được đánh bông, vừa đổ vừa khuấy đều hỗn hợp để tránh bị vón cục. Bắc lên bếp đun tiếp trong khoảng 3 phút.
- Làm lạnh hỗn hợp trên bằng cách ngâm vào thau nước đá, vừa ngâm vừa dùng vá gỗ hoặc phới lồng khuấy đều hỗn hợp kem. Kế đến cho thêm xoài, chanh dây và rượu vào khuấy cùng.

- Đổ tất cả vào trong máy làm kem và làm theo hướng dẫn là được. Nếu không có máy bạn có thể cho kem vào trong khuôn hoặc hộp kín nắp rồi cho vào tủ lạnh khoảng 4-5 giờ. Cứ cách 30 hoặc 45 phút lại mở ra dùng nĩa xới/trộn kem để không bị đá dăm (nên lập lại quá trình này từ 2 - 3 lần). Tiếp tục làm lạnh thêm vài giờ là có thể dùng ngay.  

14. Sữa chua chanh leo 
Nguyên liệu: 
- 360gr sữa đặc
- 250ml nước sôi
- 80ml nước cốt chanh leo
- 400ml  sữa tươi
- 2 thìa sữa bột
- 200gr sữa chua mua sẵn
- Hũ đựng sữa chua

Cách làm: 
Bước 1: Chanh leo cắt đôi rồi xúc lấy ruột chanh, lọc qua dây để lấy 80ml nước cốt chanh leo.
Bước 2: Cho nước sôi vào 1 cái tô to rồi thêm sữa đặc và khuấy đều cho hòa tan.
Bước 3: Tiếp theo bạn cho sữa bột và sữa chua mua sẵn vào cùng, khuấy đều nguyên liệu.
Bước 4: Cuối cùng bạn rót nước cốt chanh leo vào cùng và khuấy đều 1 lần nữa là xong.
Bước 5: Rót sữa vào các hũ đựng đã được tiệt trùng và lau khô.
Bước 6: Đặt các hũ sữa chua vào nồi hoặc thùng xốp, đổ nước ngập 1/2 hũ sữa chua sau đó đậy nắp lại và ủ sữa 6-8 tiếng là sữa sẽ lên men. Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho sữa lạnh, khi ăn mới lấy ra thưởng thức.

15. Mứt dừa chanh leo 
Nguyên liệu: 
- 500g cùi dừa trắng (Dừa chọn làm mứt phải là dừa quả to, non vừa, tránh quả quá khô mứt cứng ăn không ngon)
- 250g đường kính trắng
- 2 quả chanh leo
- 15ml sữa đặc
- 1 ống va ni

Cách làm: 
- Cùi dừa nạo sợi mỏng chừng 1mm rồi đem ngâm rửa sạch cho hết dầu. Bình thường thì bạn chỉ cần rửa chừng 2 -3 nước là sạch dầu. Vớt dừa ra rổ, để chừng 10 – 15 phút cho ráo nước.
- Chanh leo bổ đôi, lọc bỏ hạt lấy phần nước cốt rồi đem ngâm chung với dừa nạo mỏng, đường kính trắng và sữa đặc rồi xóc đều. Ngâm chừng 4 – 5 tiếng là dừa thấm đường ngả màu trong trong, thỉnh thoảng trở đều cho màu của chanh leo ngấm vào dừa.
- Cho dừa và nước đường tiết ra phía dưới vào nồi có đáy dày, đun lửa vừa, thỉnh thoảng đảo đều.
- Khi đảo dừa thấy nặng tay, nước đường hơi keo lại thì hạ nhỏ lửa tới mức thấp nhất, đảo dừa liên tục. Chú ý đảo đều tay, tránh miếng dừa bị cháy xém, ngả màu không như mong muốn.
- Khi đường kết tinh bám đều quanh sợi dừa một lớp mỏng thì rắc đều vani cho thơm, đảo cho vani bao đều. Đảo thêm một lúc thấy hạt đường thật khô ráo thì nhấc nồi ra khỏi bếp.

- Mứt dừa đã thành phẩm, đổ ra mâm cho mứt nguội hẳn rồi cất vào hộp bảo quản ăn dần. 

16. Kẹo dẻo chanh leo 
Nguyên liệu:
- Chanh leo: 4 quả
- Bột gelatine: 50 g
- Đường: 200 g
- Nước lọc: 130 ml

Cách làm:
Bước 1: Bổ đôi quả chanh leo, dùng thìa nạo phần ruột chanh ra một chiếc rây để lọc lấy nước cốt chanh leo.
Bước 2: Trộn đường với gelatin rồi trút phần nước cốt chanh leo đã được hòa với nước lọc vào nồi. Ban đầu các bạn sẽ thấy gelatin vón lại thành những cục hơi lổn nhổn nhưng đừng lo nhé, sau khi đun nóng gelatin tan ra và hiện tượng đó sẽ biến mất.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun thật nhỏ lửa, vừa đun vừa quấy đều cho đường và gelatin tan hoàn toàn.
Bước 4: Khi thấy hỗn hợp nóng lên và nổi bọt thì các bạn dùng thìa vớt sạch để món kẹo của chúng ta được trong nhé.
Bước 5: Đổ hỗn hợp gelatin chanh leo vào khay rộng, phẳng hoặc các khuôn nhỏ đã được thoa 1 lớp mỏng dầu oliu.
Bước 6: Vào mùa hè nóng nên các bạn cần đợi tầm 8 tiếng hoặc để qua đêm cho kẹo đông lại. Mùa đông lạnh hơn nên chỉ cần từ 3-4 tiếng là kẹo đã đông lại rồi. Lấy kẹo ra khỏi khuôn hoặc dùng những dụng cụ cắt có hình thù ngộ nghĩnh để cắt kẹo nhé.
- Vì kẹo dẻo vị chanh leo khi ăn có độ dai dai dẻo dẻo giống như loại kẹo chip chip có bán trên thị trường nên các bé thường thích thú gọi món kẹo này là kẹo chip chip. Tuy nhiên, nếu xét về độ an toàn và hương vị tự nhiên thì đảm bảo chúng ta sẽ yên tâm hoàn toàn.
- Phần kẹo không ăn hết, các bạn dùng màng nilon dùng để bọc thực phẩm cắt nhỏ ra và gói kẹo lại, hoặc đựng kẹo vào các túi zip loại nhỏ để ăn dần. Tuy nhiên, vì kẹo hoàn toàn không chứ chất bảo quản nên sẽ không để được lâu, hạn sử dụng chỉ trong vòng 3 ngày thôi các bạn nhé.

17. Mứt chanh leo phết bánh 
Nguyên liệu:
2 lòng đỏ trứng (khoảng 35-40g)
70g đường
45g bơ (để mềm ở nhiệt độ phòng)
70g nước cốt chanh leo (khoảng 3 quả)
1 nhúm muối

Cách làm:
- Cho lòng đỏ trứng và đường vào nồi, quấy đều cho hoà quyện.
- Cho tiếp nước cốt chanh, bơ, muối, quấy đều hỗn hợp.
- Đun hỗn hợp trên bếp lửa nhỏ, quấy đều tay để tránh làm trứng vón cục, quấy đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp để nguội.
Vậy là mứt chanh leo đơn giản lại lạ miệng đã hoàn tất rồi. Các bạn có thể bảo quản trong lọ sạch, để ngăn mát tủ lạnh dùng được trong 2 tuần, mứt chanh leo ăn kèm với bánh mì, bánh Pavlova hay làm nhân bánh cuộn... đều rất tuyệt! Hãy thử và cảm nhận nhé!

18. Mứt chanh leo 
Nguyên liệu: 
1kg chanh leo
300g đường
Muối

Cách làm:
Bước 1: Chanh leo nạo sạch vỏ.
Bước 2: Dùng dao nhọn hoặc kéo khía/cắt chanh leo thành 6 múi. Lưu ý bạn chỉ khía phần giữa quả kéo sang hai đầu quả không khía rời quả chanh.
Bước 3: Dùng thìa nhỏ nạo hết ruột chanh leo ra. Để riêng ruột 8 quả chanh leo để sên mứt. Ngâm chanh leo với nước muối mặn trong khoảng 2 tiếng.
Bước 4: Rửa sạch chanh leo với nước nhiều lần cho bớt mặn và hết nhớt. Để chanh leo ra rổ cho ráo nước.
Bước 5: Đổ chanh leo, đường và ruột 8 quả chanh leo vào chảo to đảo đều.
Bước 6: Khi đường tan hết, bạn vặn lửa nhỏ và đảo thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Để chanh leo tiếp 8 tiếng để đường ngấm đều vào chanh leo.
Bước 7: Đổ chanh leo vào chảo đế dày hoặc nồi gang để sên mứt. Lúc đầu bạn để lửa to để nước nhanh cạn. Khi nước gần cạn hết, bạn vặn lửa thật nhỏ và đảo đều tay đến khi đường keo lại, bám đều quanh miếng mứt chanh leo.
Bước 8: Xếp mứt chanh leo ra khay, phơi mứt 2 nắng để miếng mứt ráo và dẻo hơn. Nếu không có nắng bạn có thể sấy mứt trong lò nướng ở nhiệt độ 125 độ C trong khoảng 1 tiếng.

19. Siro chanh dây 
Nguyên liệu: 
1kg chanh leo
250g đường

Cách làm: 
- Chanh leo rửa sạch, xẻ đôi.
- Dùng muỗng múc ruột quả cho vào rây, đè ép bằng muỗng cho nước chanh chảy xuống. Bạn thu được khoảng 200ml nước cốt.
- Thêm 200ml nước vào phần bã hạt, khuấy cho hòa tan, lại lược qua râyvà đè ép, thu được khoảng 200ml nước lần 2.
- Thêm 100ml nước, lại khuấy, đè ép qua rây để thu được 100ml nước lần 3.
- Cho tất cả 500ml nước chanh leo (nước cốt, nước lần 2, nước lần 3) vào nồi cùng 250g đường.
- Đun sôi rồi nhỏ lửa đun thêm 10 phút cho nước sánh lại. Vớt bọt cho si-rô được trong.
- Để nguội, cho vào chai, cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Để được vài tháng.

20. Soda chanh dây 
Nguyên liệu:
- 3-4 quả chanh dây
- ½ chén đường
- 1 lon soda
- 1 vài lá bạc hà (nếu thích)
- 1 cốc đá viên
- 100ml nước

Cách làm:
- Chanh dây bổ đôi nạo lấy ruột, lọc hạt lấy nước
- Thêm 100ml nước và đường vào khuấy đều cho tan
- Đổ soda vào và nếu bạn thích có thêm vị the mát thì giã vài lá bạc hà cho cùng. Thêm đá viên và thưởng thức.

21. Sinh tố chanh leo 
Nguyên liệu:
4 quả chanh dây.
100ml sữa tươi.
1 hộp sữa đặc (loại nhỏ).
100ml nước lọc.
Đường.
Đá bào.

Cách làm:
Bước 1: Chanh dây cắt đôi, dùng muỗng nạo lấy phần ruột, lọc qua rây để chắt lấy phần nước cốt chanh dây, sau đó hòa thêm 100ml nước lọc vào nước cốt chanh dây.
Bước 2: Cho hỗn hợp nước cốt chanh dây vào trong máy xay sinh tố cùng với sữa tươi, sữa đặc và đường (bạn có thể tự gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của mình), xay cho hỗn hợp thật mịn đều là được.
Bước 3: Rót sinh tố ra ly, cho thêm một ít đá vào cho ly sinh tố thêm mát lạnh và thưởng thức thôi!

22. Trà chanh leo 
Nguyên liệu: 
3 quả chanh leo
1 gói trà túi lọc
1 cốc nước sôi
Đường cát
Đá viên

Cách làm:
Bước 1: Cho trà túi lọc vào cốc nước sôi và ngâm 5 phút cho trà ra màu sau đó vớt túi trà ra, để cho trà nguội.
Bước 2: Chanh leo cắt đôi rồi dùng thìa múc ruột chanh cho vào bát, lọc hạt chanh leo qua 1 cái rây để lấy nước cốt.
Bước 3: Cho đường vào cốc trà và khuấy đều cho tan đường, thêm nước cốt chanh leo và khuấy đều. Cho đá viên vào ly sau đó rót hỗn hợp trà chanh leo vào, vậy là bạn đã có ngay ly trà chanh leo rồi nhé!

23. Cocktail chanh leo 
Nguyên liệu:
- 3 quả chanh xanh
- 1 quả chanh dây
- 75 ml rượu rum
- 3 muỗng canh đường
- Đá lạnh.

Cách làm:
- Vắt chanh xanh lấy nước cốt, khuấy đều với đường sao cho đường tan.
- Đổ chanh xanh, chanh leo, rượu rum và đá xay vào cốc lắc dùng để pha cocktail hoặc cốc có nắp kín, lắc đều trong 1 phút.
- Đổ cocktail ra hai cái cốc, trang trí bằng lát chanh, thêm đá lạnh tuỳ thích.

24. Chanh leo mật ong 
Nguyên liệu:
4 quả chanh leo
500 ml nước nóng
2 muỗng canh mật ong
1 lát chanh mỏng

Cách làm:
Bước 1: Chanh leo lấy ruột cho vào chén.
Bước 2: Mật ong + nước nóng hòa tan trong 1 cái ly để nguội.
- Trình bày: Cho nước mật ong + lát chanh vào bình, sau đó đổ chanh leo vào lắc nhẹ là có thể uống được rồi.
- Với cách pha khá đơn giản, một tuần uống 3/4 lần sẽ giúp bạn giảm khoảng 3 - 4kg/2 tuần.

25. Củ kiệu ngâm chanh dây

26. Sốt chanh leo
 
Nguyên liệu:
- 1 trái chanh dây
- 1 muỗng cà phê bột mì
- 1 muỗng cà phê bơ
- 1 trái ớt sừng
- 15 ml mật ong
- Một chút muối
- Kem whipping

Cách làm:
- Làm tan chảy bơ, sau đó cho bột mì vào xào thơm.

- Cho các nguyên liệu còn lại vào nồi, nêm với ít muối, khuấy đều và tắt bếp.

27. Cánh gà sốt chanh leo 
Nguyên liệu:
- Đậu que: 100 gr
- Chanh dây: 3 quả
- Củ sắn: 1 củ
- Cánh gà: 4 cánh
- Gia vị: Nước mắm, bột nêm, tiêu, mật ong, dầu ăn, muối, tỏi, tương ớt, tương cà.
- Dụng cụ: Bếp gas, chảo chống dính, đĩa đựng, đũa.

Cách làm: 
Bước 1: Cánh gà làm sạch, để ráo rồi ướp một chút nước măm, tiêu, mật ong khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
Bước 2 + 3 + 4: Bạn cắt củ sắn, đậu que cho vừa ăn. Chanh dây cắt đôi lấy phần cơm ở bên trong.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp đun sôi dầu rồi chiên gà vàng đều 2 mặt.
Bước 6: Phi một ít tỏi băm cho thơm rồi xào chín phần củ sắn trước.
Bước 7: Bạn cho đậu que vào xào cùng củ sắn cho chín đều.
Bước 8: Làm sốt chanh dây. Bạn cho một ít dầu cùng tỏi phi vàng cho thơm rồi cho phần chanh dây vào cùng 1 muỗng tương ớt + 1 muỗng tương cà + 1 ít nước + 1 muỗng cà phê mật ong. Bạn để bếp gas nhỏ lửa cho đến khi sốt có độ sánh lại thì tắt bếp. Bạn xếp củ sắn, đậu que xào cùng gà lên đĩa rồi cho sốt chanh dây lên là đã có món cánh gà sốt chanh dây thơm ngon để sử dụng rồi.

28. Tôm nướng sốt chanh leo 
Nguyên liệu: 
- 500g tôm tươi
- 3 quả chanh dây
- Mật ong, muối, tiêu, ớt bột, đường, hành khô (hoặc hành tây tùy ý)
- Rau thơm (ăn kèm)

Cách làm: 
- Tôm cắt bỏ râu, chân, bỏ chỉ đen ở lưng. Rửa sạch, để ráo.
- Ướp tôm cùng 1 thìa café hạt nêm, chút ớt bột, chút đường. Để tôm thấm gia vị chừng 15-20 phút.
- Bật lò nướng 180oC trước 10 phút, lót giấy bạc lên khay nướng. Cho tôm vào lò nướng chừng 5-10 phút. Tôm chín lấy ra, xếp tôm lên đĩa.
- Lọc lấy ruột 3 quả chanh dây. Nếu như bạn không thích phần hạt có thể lọc qua rây để lấy nước cốt, bỏ hạt. Thêm vào chanh dây 2 thìa canh mật ong, 2 thìa café hạt nêm, chút xíu ớt bột.
- Đun nóng chút dầu ăn, cho hành khô thái mỏng vào phi thơm, trút hỗn hợp chanh dây mật ong vào, đun lửa nhỏ đến khi xốt sánh mượt thì đổ ra bát.

- Rưới đều nước xốt chanh dây lên tôm đã nướng chín, rắc thêm chút vừng trắng rang, chút tiêu là món tôm nướng xốt chanh dây đã sẵn sàng rồi!

28. Sườn sốt chanh leo
Nguyên liệu:
- 500 gr sườn non (chặt miếng 6-7 cm tùy thích)
- Chanh leo: 1-2 quả (tùy độ chua mong muốn)
- 1 thìa tỏi hành băm nhỏ
- 1 thìa dầu hào
- 3 thìa tương cà
- 3 thìa tương ớt
- 1 thìa măm
- 1 thìa hạt nêm
- 3 thìa đường

Cách làm:
- Đun 1 lít nước, khi nước sôi cho sườn vào trụng tầm 1-2 phút rồi vớt ra rửa sạch.
- Cho dầu lên chảo, dầu nóng cho sườn vào rán vàng 2 mặt (không rán kỹ). Gắp sườn ra đĩa, cho dầu hào, tỏi, tương cà, tương ớt, cốt chanh leo, hạt nêm, đường vào xóc đều, ướp trong vòng 20-30 phút.
- Cho nồi lên bếp cho sườn vào xào khoảng 5 giây (nhỏ lửa), sau đó cho khoảng 400-500 ml nước vào đun sôi, hạ nhỏ lửa đun tầm 30 phút thì nước cạn sánh. Nêm lại gia vị lần nữa cho vừa, thêm một thìa mắm rồi tắt bếp gắp ra đĩa thưởng thức.

29. Cá sốt chanh dây 
Nguyên liệu: 
200g cá hồi
1 quả chanh dây
Sốt mayonaise (hoặc kem tươi)
Gia vị: muối, tiêu
Tỏi, bơ, mật ong
2 củ khoai tây
Bột bắp: 1/2 muỗng canh
Măng tây
Rau thơm

Cách làm: 
Bước 1: Sơ chế cá hồi
Cá hồi rửa sạch với nước muối pha loãng cho cá thật sạch, để ráo nước rồi cắt lát mỏng vừa ăn. Ướp cá hồi với 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê tỏi băm trong ít nhất là 15 phút.
Bước 2: Làm khoai tây nghiền trong lúc đợi cá hồi thấm gia vị ướp.
Khoai tây gọt sạch vỏ, khoét bỏ các mắt mầm, cho vào nồi luộc chín. Khi khoai đã mềm, vớt ra một tô lớn, dùng muỗng tán nhuyễn khoai cho mịn rồi trộn thêm 1 muỗng canh sốt mayonaise (hoặc kem tươi) vào đánh thật đều để hỗn hợp khoai và kem hoà quyện với nhau. Cuối cùng, bạn cho thêm một ít rau thơm thái nhuyễn vào và đảo đều.
Bước 3: Chế biến
Làm nóng chảo với 1/2 muỗng cà phê dầu ăn, cho 1 muỗng canh bơ vào làm tan chảy. Cho cá hồi vào chiên áp chảo. Mỗi mặt cá chiên trong khoảng 2 phút để cá vàng xém thì lật qua và áp chảo mặt còn lại. Thịt cá hồi vẫn phải giữ được màu hồng tự nhiên, hai mặt cá vàng đều. Cho nước cốt chanh dây vào chảo, hạ nhỏ lửa, nêm thêm 1 muỗng cà phê đường, 1 chút muối, nêm nếm và gia giảm cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn hoà bột bắp vào 30ml nước, chan vào chảo để nước sốt trong chảo sánh lại là có thể tắt bếp. 
Trình bày: Gắp cá hồi ra đĩa, sau đó chan phần nước sốt chanh dây lên trên đồng thời dọn khoai tây nghiền lên ăn kèm. Chúc các bạn thực hiện thành công thức này nhé. 

30. Nghêu sốt chanh dây 
Nguyên liệu:
- 300gr nghêu.
- 1 trái chanh dây, đường, muối , bột bắp.

Cách làm: 
Bước 1: Nghêu chần chín sắp ra đĩa.
Bước 2: Chanh dây lấy phần ruột, cho phần chanh dây + một tí nước vào nấu sôi, nêm muối, đường vừa ăn.
Bước 3: Cho một tí bột bắp tạo độ sánh, chan phần sốt lên nghêu.


Girlandlittlething
(Sưu tầm)

0 comments :